Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

TRUNG QUỐC THÚC ĐẨY NỀN NGOẠI GIAO KỶ NGUYÊN MỚI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 29/7/1013
TTXVN (New York 25/7)
“Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 1/7 cho biết các phương tiện truyền thông chính thức ở Trung Quốc đã và đang khuyếch trương “nền ngoại giao kỷ nguyên mới” của đội ngũ lãnh đạo mới sau Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 12 (NPC) tháng 3/2013.
Tờ “Nhân dân Nhật báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 25/5 khẳng định rõ ràng các lãnh đạo Trung Quốc đang tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng chính phủ chứ không phải Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thực hiện chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Nhưng ai cũng biết, Chính phủ Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo và kiểm soát của Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng sẽ quyết định chính sách đối ngoại, còn Chính phủ là cơ quan thực hiện. Tất nhiên, Chính phủ mới của Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, đang thể hiện một cách tiếp cận mới. Họ rất lạc quan với các đối tác nước ngoài và có xu hướng sử dụng cả tiếng Anh trong các cuộc tiếp xúc. Các bà vợ của hai nhà lãnh đạo cũng vượt ra ngoài khuôn khổ những quy định truyền thống của Đảng. Đây là một dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang hướng tới xu hướng toàn cầu về hoạt động ngoại giao, xã hội và lãnh đạo. Vợ Chủ tịch Tập Cận Bình là một ca sĩ nhạc dân gian nổi tiếng và là một Thiếu Tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Trong khi đó, vợ ông Lý Khắc Cường là một chuyên gia tiếng Anh đã dịch một số cuốn sách từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc. Hãng tin Tân Hoa ngày 14/5 khẳng định: “Từ chuyến thăm Nga và 3 nước châu Phi cuối tháng 3/2013 của ông Tập Cận Bình đến chuyến thăm Ấn Độ, Pakixtan, Thụy Sĩ và Đức cuối tháng 5 và tháng 6/2013 của Thủ tướng Lý Khắc Cường đều thể hiện chiến lược ngoại giao mới, trong đó khẳng định với thế giới rằng Trung Quốc cam kết phát triển hòa bình”. Nhiều bài báo khác xác định nền ngoại giao “mới” của Trung Quốc coi sự phát triển của nước khác là một “cơ hội” chứ không phải “mối đe dọa”. Nói cách khác, một số quốc gia như Mỹ, các đồng minh và bạn bè mới của Mỹ không nên chống lại sự phát triển của Trung Quốc bằng chính sách ngăn chặn và đối đầu mà bằng cách tiếp cận được Trung Quốc gọi là cơ hội cùng có lợi. “Cuộc cách mạng” hay đúng hơn là “phục hưng” nền ngoại giao của Trung Quốc, như các nhà lãnh đạo mới có thể thích gọi như vậy, được đánh dấu bởi hai chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường trên cương vị mới đã được chuẩn bị kỹ nhằm đạí được những mục đích nhất định. Chủ tịch Tập Cận Bình đến Nga đầu tiên, sau đó Tandania, Nam Phi và Cộng hòa Cônggô. Thủ tướng Lý Khắc Cường chọn Ấn Độ là điểm dừng chân đầu tiên, sau đó tiếp tục đến thăm Pakixtan và các nước châu Âu gồm Thụy Sĩ và Đức.
Trước hết, lòng tin giữa Nga và Trung Quốc đang ở mức độ thấp. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Trung Quốc đã lợi dụng Nga cả về kinh tế và công nghệ, đặc biệt là công nghệ quân sự. Trong những năm 1990, hơn 4.000 nhà khoa học quân sự cấp cao và kỹ sư Nga làm việc trong tổ hợp công nghiệp quân sự của Trung Quốc, bởi vì họ không có việc làm ở trong nước. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, quan trọng đối với Nga. Đồng thời, cuộc xung đột của Nga với phương Tây, đặc biệt với Mỹ, là lợi thế cho Trung Quốc, về cơ bản Trung Quốc nỗ lực sử dụng Nga để chống lại chính sách trở lại châu Á của Mỹ. Trung Quốc cũng tìm cách thuyết phục và ngăn chặn mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Nga với Việt Nam trên lĩnh vực chuyển giao quân sự. Cải thiện mối quan hệ Nga-Nhật Bản đi ngược lại các lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Các nguồn dầu khí của Nga có thể thúc đẩy khả năng năng lượng của Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục duy trì mối quan hệ ngày càng tăng với Trung Quốc. Nhưng các phương tiện truyền thông Trung Quốc ca ngợi mối quan hệ Trung Quốc-Nga nhiều hơn các phương tiện truyền thông Nga. Gần hai thập kỷ qua, việc Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc vẫn chưa đi đến một thỏa thuận ràng buộc do vấn đề giá cả. Nhưng Nga cũng là một cường quốc. Công nghệ quân sự của Nga đi trước Trung Quốc ít nhất 3 thập kỷ. Việc Trung Quốc sao chép các thiết bị quân sự của Nga như máy bay SU- 27, khiến Nga tức giận và ngừng chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc. Nhưng hai nước có mối quan tâm chung trong việc kìm chân Mỹ tại Vùng Vịnh. Khác các tổng thống tiền nhiệm, Tổng thống Putin là một nhà lãnh đạo có đầu óc dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ, có tầm nhìn và chiến lược độc lập. Nhưng trong bối cảnh địa chính trị phức tạp, khi sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và việc Bắc Kinh áp đặt quan điểm trong một số trường hợp đã ảnh hưởng đến trật tự thế giới cũ, Trung Quốc và Nga nhận thấy cần hợp tác chiến lược trên một số lĩnh vực, ông Tập Cận Bình đã đạt được điều này với ông Putin bất chấp các bất đồng khác giữa hai bên.
Do cuộc chạy đua hướng tới vị thế cường quốc của Trung Quốc đang được thúc đẩy, Trung Quốc phải tiếp tục phát triển. Để duy trì tăng trưởng, đặc biệt tốc độ tăng trưởng công nghiệp, Trung Quốc cần nhiều dầu lửa, khí đốt tự nhiên, nguyên liệu thô và các thị trường mới ở nước ngoài để tiêu thụ hàng hóa và tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc ở nước ngoài. Lục địa châu Phi là mảnh đất hứa có thể đáp ứng nhu cầu đó của Trung Quốc. Trung Quốc được coi là một nước đang phát triển, một nước ủng hộ hay là nhà lãnh đạo của thế giới kém phát triển cũng như đang phát triển và phản đối sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Các phương tiện truyền thông cho biết Trung Quốc đã thành lập một quỹ châu Phi trị giá 100 tỷ USD. Vấn đề là quỹ này đang được sử dụng như thế nào. Thực tế, các nhà kinh doanh Trung Quốc đang bóc lột người dân châu Phi thông qua hối lộ các quan chức cấp cao đồng thời chà đạp lên công nhân. Gần đây, công chúng châu Phi có nhiều phản ứng quyết liệt, do đó Chính phủ Trung Quốc buộc phải quan tâm và ra lệnh các công ty nhanh chóng khắc phục tình trạng đó bằng cách chi tiền cho các dự án an sinh xã hội. Và chuyển công du châu Phi của ông Tập Cận Bình đã thực hiện chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc. Ngoài ra các quan chức Trung Quốc còn đến thăm hàng loạt nước khác nhau ở châu Phi, đặc biệt các nước sản xuất dầu khí và có nhiều bến cảng ở bờ biển phía Đông. Nhưng việc Trung Quốc thâm nhập các nước châu Phi đang đối mặt với một thách thức mạnh mẽ từ các nước đối tác phương Tây truyền thống ở châu Phi. Nước láng giềng của Trung Quốc là Ấn Độ bất ngờ nổi lên như một tâm điểm chú ý. Sau chuyến thăm Bắc Kinh năm 1988 của cố Thủ tướng Ân Độ Rajiv Gandhi, quan hệ Ấn-Trung đã và đang được cải thiện, mặc dù có nhiều trục trặc, vấn đề phức tạp nhất giữa hai nước là tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Các cuộc trao đổi cấp cao giữa hai nước bắt đầu năm 1993, trong đó có chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Narasimha Rao dẫn đến một loạt thỏa thuận bao gồm các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm ổn định tình hình biên giới trên bộ. Nhưng ở thời điểm này hai bên đạt được tiến bộ rất chậm. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã thông qua một chiến lược mới đối với Ấn Độ. Tại Hội nghị thượng đỉnh BRIC ở Durban cuối tháng 4/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình thông báo với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh rằng Trung Quốc rất quan tâm tới chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Tại sao đề nghị này lại do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra là một câu hỏi quan trọng, bởi vì đây chỉ là chuyến thăm đáp lại chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Án Độ theo thỏa thuận trao đổi cấp cao song phương. Một câu hỏi khác mà hai bên vẫn chưa trả lởi là tại sao một trung đội Trung Quốc quyết định xâm nhập khu vực biên giới của Ấn Độ ở khu vực phía Tây ngày 15/4, khi chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Lý Khắc Cường được dự kiến trong tuần thứ 3 của tháng 5/2013. Các binh sĩ quân đội Trung Quốc tiếp tục ở vị trí chiếm đóng 3 tuần khi lực lượng quân đội Ấn Độ được điều động đến để chống lại họ. Lực lượng của hai bên không nổ súng và sau đó phía Trung Quốc đã rút khỏi khu vực.
Vậy tại sao phía Trung Quốc xâm nhập và khiêu khích Ấn Độ? Phải chăng đó chỉ là một hành động để thiết lập tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cho tương lai? Phải chăng các quan chức chỉ huy quân đội Trung Quốc bất đồng với các ông chủ chính trị của họ về việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ? Hoặc đây cũng là một quan điểm đã được các lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc xem xét và ủng hộ để đánh tiếng với Ấn Độ rằng Trung Quốc quyết định đẩy nhanh các cuộc đàm phán biên giới và thúc đẩy Hiệp định Quản lý Biên giới như Trung Quốc đề nghị nhằm ngăn chặn việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của Ấn Độ dọc biên giới mặc dù Trung Quốc đã hoàn thành các công trình của họ? Hoặc phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy vấn đề biên giới sẽ phải được giải quyết theo điều kiện của Trung Quốc? Mục đích chủ yếu trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Lý Khắc Cường là giới thiệu phong cách ngoại giao mới của Trung Quốc với Ấn Độ. Nền ngoại giao mới của Trung Quốc công nhận Ấn Độ là một quốc gia quan trọng ở châu Á và mong muốn Ấn Độ hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề cốt lõi như: tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng Ấn Độ không đồng hành với Trung Quốc và chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Manmohan Singh đã khẳng định điều đó. Ấn Độ gần như không nhận được cam kết nào từ chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường và tránh xa các lợi ích cốt lõi mà Trung Quốc đưa ra. Ngược lại ông Lý Khắc Cường cùng không đả động đến tư cách thành viên mở rộng của Ấn Độ trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và tư cách thành viên của Ấn Độ trong Nhóm Các Nước cung cấp Hạt nhân (NSG) hoặc hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Kashmir bị Pakixtan chiếm đóng (POK). Tại Pakixtan, ông Lý Khắc Cường cho biết các mỗi quan ngại của Ấn Độ về Pakixtan không gây ấn tượng với Trung Quốc.
Thực tế, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Pakixtan ngày càng tăng. Trong thời gian Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang ở thăm Nhật Bản, Trung Quốc đã ký một loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược rãi rộng với Xri Lanca. Bắc Kinh cũng tăng cường can dự tình hình chính trị nội bộ của Nêpan. Về cơ bản, thái độ chiến lược của Trung Quốc đối với Ấn Độ vẫn không thay đổi.
Chìa khóa bảo đảm sự ổn định của châu Á phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc mối quan hệ Mỹ-Trung phát triển thế nào trong thời gian còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama. Dường như nhiệm kỳ thứ nhất và thứ hai của Tổng thống Obama có sự khác biệt quan trọng. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama, Ngoại trưởng Mỹ là bà Hillary Clinton. Mặc dù tuyên bố Trung Quốc là chủ nợ của Mỹ và khó có thể giao chiến với chủ nợ, nhưng Ngoại trưởng Clinton dứt khoát bác bỏ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thuyết phục Mỹ ủng hộ vấn đề chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và nhiều vấn đề khác. Trung Quốc hoan nghênh Chính quyền Obama bổ nhiệm ông John Kerry giữ chức Ngoại trưởng thay thế bà Hillary Clinton. Bắc Kinh coi ông Kerry là một người ủng hộ sự không can dự quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và chú trọng hơn đến châu Âu và Trung Đông. Thực tế, ông Kerry chưa hề tuyên bố về chính sách trở lại châu Á của Mỹ – một chính sách thách thức vị thế bá chủ khu vực châu Á- Thái Bình Dương của Trung Quốc. Quan điểm chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc về các hòn đảo trên biển Đông – nơi một số nước khác cũng tuyên chủ quyền, các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) là những thách thức lớn đối với an ninh và ổn định của khu vực cũng như các nước sử dụng những tuyến đường hàng hải trong khu vực. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đã có cuộc gặp thượng đỉnh ngày 7-8/6 tại California, nhưng không đạt kết quả quan trọng như dự kiến. Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình được bắt đầu sau chuyến thăm Nga – nơi ông nói về mối quan hệ “nước lớn”. Chuyến thăm Mỹ của ông cũng được thực hiện trên cơ sở mối quan hệ “nước lớn”. Hai vấn đề quan trọng nổi lên từ cuộc gặp thượng đỉnh Tập Cận Bình-Obama là Trung Quốc cho rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lợi ích “cốt lối” của Trung Quốc. Ngược lại, ông Obama cảnh báo ông Tập Cận Bình rằng Mỹ sẽ ủng hộ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột về Senkaku. Bên cạnh đó, Mỹ cũng ép Nhật Bản không làm leo thang xung đột với Trung Quốc, không khiêu khích Trung Quốc và Hàn Quốc về các vấn đề lịch sử. Mặc dù Thủ tướng Nhật Bản dường như chấp nhận các đề nghị của Mỹ. Nhưng rõ ràng, Nhật Bản vẫn là trọng tâm trong chính sách trở lại châu Á của Mỹ. Thỏa thuận quân sự Mỹ-Philíppin đã được tăng cường, quan hệ Mỹ-Xinhgapo được nâng cấp và các nước khác trong khu vực, kể cả Việt Nam, đang nhận được sự chú ý nhiều hơn của Washington. Thực tế, một cuộc xung đột quân sự trong khu vực sẽ không có lợi cho bất cứ nước nào. Trong tình huống xảy ra xung đột, các lợi ích chiến lược có thể bị tổn thất. Trung Quốc có thể nhận thức được điều đó. Hiện nay, Trung Quốc là một cường quốc quân sự, nhưng Bắc Kinh có thể sử dụng loại vũ khí nào trong một cuộc xung đột khu vực? Trong cuộc chiến tranh thông thường, quân đội Trung Quốc chuẩn bị rất kém. Vì vậy Bắc Kinh đang lôi kéo Việt Nam.
Theo quan điểm của Ấn Độ, các mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Mỹ và tác động của nó đối với Nam Á và Ấn Độ Dương vẫn chưa rõ ràng. Nhưng chính phủ Ấn Độ và cộng đồng chiến lược không thể quên hai vấn đề. Do hậu quả của các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Ấn Độ tháng 5/1998, cuối năm 1998 Tổng thống Bill Clinton đến thăm Trung Quốc và đề nghị Bắc Kinh tăng cường giám sát Nam Á. Đầu tiên, đề nghị này chỉ được tiết lộ với Tân Hoa Xã. Trong chuyến thăm Trung Quốc nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Obama đề nghị thành lập mối quan hệ G-2 với Trung Quốc cũng như quản lý Nam Á. Nhưng hai Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều lảng tránh trách nhiệm như vậy. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, nền ngoại giao của Trung Quốc tham vọng và quyết đoán hơn nhiều. Sau năm 1998 và thỏa thuận hạt nhân Ấn Độ-Mỹ, Trung Quốc công khai bày tỏ lo ngại về mối quan hệ hợp tác quân sự Ấn Độ-Mỹ, đặc biệt các cuộc diễn tập của lục quân/hải quân hai nước, vấn đề chuyển giao công nghệ cao của Mỹ cho Ấn Độ và giúp đỡ hải quân Ấn Độ tăng cường khả năng ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc cảm thấy an ninh hàng hải của Ấn Độ tại hai quần đảo Andamans và Nicobar ở Ấn Độ Dương có thể đe dọa Eo biển Malacca. Ngoài ra, Trung Quốc nghi ngờ các cuộc diễn tập của hải quân Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. Trung Quốc đã đưa ra tất cả các vấn đề đó với Mỹ ở các cấp khác nhau. Mặc dù chính quyền Obama mô tả Ấn Độ như một trọng điểm của chính sách châu Á của Mỹ dưới sự lãnh đạo Obama-Hillary Clinton, nhưng liệu chính sách đó sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Obama- Kerry?
Ấn Độ cũng phải xác định chính sách đối ngoại lớn hơn của nước này. Các phương tiện truyền thông của Ấn Độ cho biết dường như các nhà lãnh đạo vẫn không muốn làm Trung Quốc khó chịu. Đây là một suy nghĩ vô lý không những hiện nay mà cả trong quá khứ. Vấn đề không phải làm Trung Quốc khó chịu mà là thiết lập lợi ích của Ấn Độ. Nếu không Ấn Độ sẽ được mô tả như một “kẻ luôn thua cuộc” và thất bại trước chính sách ngoại giao kỷ nguyên mới của Trung Quốc.
*
* *
Tài liệu ra mới đây của viện “Jamestown Foundation” của Mỹ nhận định Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi một chính sách ngoại giao toàn diện và đầy tham vọng. Bản chất của nền ngoại mới là coi trọng quan hệ với các cường quốc; ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng; mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển; và cơ sở quan trọng nhằm thúc đẩy nền ngoại giao mới là các nghĩa vụ đa phương của Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình, đứng đầu Nhóm Chính sách Đối ngoại Hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã xem xét lại toàn bộ tuyên bố và đường lối đối ngoại của cố Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Thực tế, Trung Quốc chuẩn bị vượt Mỹ trở thành một nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ này, do đó ông Tập Cận Bình đang tìm kiếm “một kiểu quan hệ cường quốc mới” với các siêu cường. Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự mạnh mẽ để giành được tiếng nói lớn hơn trong trật tự toàn cầu. Những phát triển đó cùng với quyết tâm trở thành một “cường quốc biển” của Bắc Kinh sẽ hình thành chính sách của Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông. Biểu hiện đầu tiên về chính sách đối ngoại quyết đoán của Trung Quốc là Bắc Kinh thường xuyên phối hợp hành động với các nước trên toàn cầu. Từ khi ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường trở thành Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc vào tháng 3/2013, các quan chức trong Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến thăm hơn ¼ tổng số 193 nước thành viên Liên hợp quốc. Ông Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị đứng đầu nhà nước đến Nga và châu Phi chỉ sau 2 tuần trở thành Chủ tịch nước. Tiếp đó, ông Tập Cận Bình đến các nước Mỹ Latinh và Mỹ chỉ sau 2 tháng kết thúc chuyến công du đầu tiên. Cũng như các chủ tịch Trung Quốc tiền nhiệm, ông Tập Cận Bình nhận thấy mối quan hệ với Mỹ rất quan trọng đối với nền ngoại giao toàn diện của Trung Quốc. Mặc dù ông Đặng Tiểu Bình đề nghị Bắc Kinh nên “tránh đối đầu” với siêu cường Mỹ, nhưng ông Tập Cận Bình lại muốn mối quan hệ “cho và nhận” với Mỹ trên cơ sở bình đẳng. “Kiểu Quan hệ Cường quốc Mới ” của Bắc Kinh được thể hiện rõ trong cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đầu tháng 6/2013. Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì trích phát biểu của ông Tập Cận Bình với Tổng thống Obama rằng “Kiểu Quan hệ Cường quốc Mới” gồm ba yếu tố: Thứ nhất, quản lý thích hợp các mâu thuẫn và khác biệt thông qua đối thoại và hợp tác chứ không đối đầu”; Thứ hai, hai nước nên tôn trọng chế độ xã hội và con đường phát triển của nhau; Thứ ba, hai nước nên theo đuổi các kịch bản cùng thắng và làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực cùng quan tâm. Do lo ngại chiến lược tái cân bằng châu Á của Chính quyền Obama, Bắc Kinh hy vọng “Kiểu Quan hệ Cường quốc Mới” sẽ giúp thay đổi động cơ của mối quan hệ song phương. Nhưng nhận thấy Mỹ và các nước khác hoặc các khối trong liên minh phương Tây như Liên minh châu Âu không sẵn sàng giải quyết những bất đồng với Trung Quốc trên tinh thần cùng thắng, 6 tháng qua Bắc Kinh khẳng định Trung Quốc không hề hổ thẹn khi sử dụng chiến thuật cứng rắn trong các tuyên bố và hành động. Tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao vào tháng 4/2013, ông Tập Cận Bình công khai chỉ trích một nước nào đó “gây rối loạn cho một khu vực và thậm chí cả thế giới vì lợi ích riêng của nước đó”. Quốc gia mà ông Tập Cận Bình ám chỉ rất có khả năng là Mỹ. Một tháng sau, tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cảnh báo Washington không được ủng hộ Nhật Bản trong các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngoài ra, trong chuyến thăm Đức gần đây, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng làm cho nước chủ nhà ngạc nhiên khi ông ta thường sử dụng những từ ngừ mạnh mẽ để chỉ trích những người theo chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu ủng hộ các loại thuế trừng phạt các sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời và thiết bị viễn thông của Trung Quốc. Ông Lý Khắc Cường cảnh báo những người theo chủ nghĩa bảo hộ đó ở châu Âu chắc chắn sẽ đi vào con đường diệt vong. Bắc Kinh đưa ra nhiều tuyên bố cùng với thúc đẩy sức mạnh cứng khi Bắc Kinh đang nắm và sử dụng các con bài quân sự và kinh tế để thúc đẩy các mục tiêu ngoại giao của Trung Quốc.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ông Tập Cận Bình khi trở thành Chủ tịch Quân uỷ Trung ương cuối tháng 11/2012 là chỉ thị tất cả các đơn vị quân đội Trung Quốc “sẵn sàng chiến đấu và đánh thắng các cuộc chiến tranh”. So với những người tiền nhiệm như cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự mạnh hơn để ép các đối thủ. Ngoài cam kết cung cấp đầy đủ các nguồn lực để xây dựng các loại vũ khí hiện đại, ông Tập Cận Bình đã ký một hợp đồng trị giá 3,5 tỷ USD mua các loại tàu ngầm và máy bay chiến đấu của Nga trong chuyến thăm Mátxcơva hồi tháng 3/2013. Đây là thỏa thuận mua vũ khí do Nga sản xuất lớn nhất của Trung Quốc trong thập kỷ. Vừa qua Chính phủ Trung Quốc liên tục triển khai các tài sản của lực lượng cảnh sát biển ở khu vực gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng thường xuyên tổ chức diễn tập ở biển Hoa Đông và Biển Đông, kể cả các cuộc diễn tập liên quan đến lực lượng của tất cả 3 hạm đội lớn của hải quân Trung Quốc. Trung Quốc, có tổng kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới và nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 5 trên thế giới, cũng đang triển khai mạnh mẽ con bài kinh tế. Tại Diễn đàn Bác Ngao, ông Tập Cận Bình tuyên bố trước các nhà lãnh đạo thế giới rằng Trung Quốc sẽ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 10 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới. Và FDI của Trung Quốc sẽ tăng lên 300 tỷ USD cùng kỳ. Đó là sức mạnh kinh tế cho phép Trung Quốc nâng cao sức mạnh quốc gia – nhưng sức mạnh quân sự có lẽ giảm trong thời gian trước mắt. Một trong nhũng lý do giải thích tại sao EU có thể có tư tưởng trừng phạt Trung Quốc bán phá giá các loại sản phẩm là FDI của Trung Quốc tăng mạnh ở châu Âu. Năm 2012, các công ty Trung Quốc đầu tư 12,6 tỷ USD ở EU, tăng 21% so với năm 2011. Các hoạt động kinh doanh khác nhau của Trung Quốc tại Mỹ Latinh là cơ sở để một số nhà phân tích khẳng định Trung Quốc đang triển khai “Chiến lược Trở lại Sân sau của Mỹ”. Không phải bỗng nhiên ông Tập Cận Bình đến thăm 3 nước Mỹ Latinh trước khi có cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức với Tổng thống Obama. Trong chuyến thăm Mêhicô, ông Tập Cận Bình đã nâng cấp quan hệ của Trung Quốc với nước chủ nhà lên mức “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mêhicô sau Mỹ. Nền ngoại giao quyết đoán mới của Bắc Kinh có lẽ được thể hiện rõ nhất đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Tăng cường hoạt động của Trung Quốc ở khu vực biển 1,35 triệu dặm vuông rất quan trọng cho tham vọng trở thành một “cường quốc biển”. Mặc dù chính cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là người đầu tiên nhắc đến giấc mơ của Trung Quốc trở thành một cường quốc biển, nhưng ông Tập Cận Bình sẽ là nhà lãnh đạo biến “Giấc mộng Trung Hoa” thành hiện thực. Tăng cường sức mạnh trên biển của Trung Quốc là chủ đề trong chuyến thăm của ôna Tập Cận Bình tại một căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam vào tháng 4/2013. Ông Tập Cận Bình nhắc nhở các quân nhân Trung Quốc rằng một trong những trách nhiệm của họ là bảo vệ Biển Đông và ghi nhớ các mục tiêu của Đảng để củng cố quân đội trong những hoàn cảnh mới. Ông Tập Cận Bình nói: “Chúng ta phải tin tưởng vững chắc vào sự nghiệp xây dựng quân đội hùng mạnh. Chúng ta phải cống hiến bản thân cho một quân đội hùng mạnh”. Các tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc ở tuyến trước có khả năng được phép sử dụng vũ lực để thực hiện tham vọng đại dương của Trung Quốc. Như Trung Tướng Wang Sentai, Phó Chính ủy của Hải quân Trung Quốc, tuyên bố: “Trung Quốc là một cường quốc biển, nhưng chưa phải một cường quốc biển mạnh. Lịch sử nói với chúng ta rằng khi nào lực lượng hải quân của chúng ta còn yếu, đất nước của chúng ta còn có xu hướng đi xuống và khi hải quân mạnh, đất nước của chúng ta sẽ phát triển”. Thiếu tướng Luo Yuan, một bình luận viên cứng rắn của PLA, nhắc lại rằng Bắc Kinh có thể xem xét lựa chọn quân sự chống Philíppin. Tướng Lou khẳng định: “Quân đội Philíppin là một trong những quân đội yếu kém nhất ở châu Á. Nếu Philíppin tấn công 1cm, chúng ta sẽ trả đũa bằng cách tấn công 1m. Biển Đông sẽ trở thành một biển hòa bình sau khi chúng ta lấy lại 8 hòn đảo mà Philíppin chiếm đóng trái phép”. Do Chính quyền Obama quyết định chuyển phần lớn lực lượng hải quân Mỹ đến khu vực châu Á- Thái Bình Dương vào cuối thập kỷ, Biển Đông dường như trở thành trung tâm của mọi bất đồng. Như Đại tá Dai Xu, nhà bình luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, chỉ rõ: “Biển Đông rất cần thiết cho chính sách ngăn chặn của Mỹ chống Trung Quốc. Cửa ngõ nối với đại dương của Trung Quốc có thể bị ngăn chặn bất cứ lúc nào”.
Nhưng Biển Đông cũng có thể là một trong những đấu trường – nơi quan hệ cho và nhận với Mỹ trong khuôn khổ của “Kiểu Quan hệ Cường quốc Mới” sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất. Tại cuộc gặp với Obama, ông Tập Cận Bình nhắc lại những gì đã nói trong chuyến thăm Mỹ đầu năm 2012 rằng: “Thái Bình Dương đủ rộng để đảm bảo các lợi ích của Trung Quốc và Mỹ”. Và ông Tập Cận Bình cho biết thêm tại Sunny lands rằng ông rất quan tâm tới việc “hợp tác với Mỹ ở Thái Bình Dương”. Trước mắt, ông Tập Cận Bình hy vọng Mỹ sẽ không ngăn chặn các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc đàm phán cách giải quyết với 4 quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ với Trung Quổc ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gồm: Việt Nam, Philíppin, Malaixia và Brunây. Ý đồ này của ông Tập Cận Bình được thể hiện rõ trong chuyến công du Đông Nam Á hồi tháng 5/2013 của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nhằm thúc đẩy sáng kiến mới về Biển Đông. Ông Vương tuyên bố với người đồng cấp Inđônêxia rằng: “Chúng ta phải nâng cao cảnh giác trước những nỗ lực của các lực lượng và các nước gây rối trong khu vực do các lợi ích riêng của họ”. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết để đáp lại hành động hạn chế của Mỹ trên mặt trận Biển Đông, Bắc Kinh có thể sẵn sàng làm hết mình nhằm ngăn chặn các nỗ lực sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng. Như chuyên gia quan hệ quốc tế Jin Canrong của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho biết: “Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là một trong những mối quan tâm chung giữa Trung Quốc và Mỹ. Hai nước có thể hợp tác để cùng giải quyết vấn đề”. Đồng thời Bắc Kinh hy vọng “con bài kinh tế” của Trung Quốc có thể đóng vai trò đáng kể trong việc giải quyết các tranh cãi lãnh thổ với hai nước Việt Nam và Philíppin. Mặc dù tăng sức ép tâm lý đối với Hà Nội và Manila, nhưng Bắc Kinh khó có thể ngừng các hoạt động thương mại và đầu tư ở hai nước. Ngoài ra, các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng đang sử dụng chiến thuật vận động cộng đồng kinh doanh của hai nước để thuyết phục chính phủ áp dụng chính sách linh hoạt hơn với Trung Quốc. Tương tự, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến thuật chia để trị trên cơ sở kinh tế để ngăn chặn các nước ASEAN đạt được sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông. Đến giữa năm 2012, tổng đầu tư của Trung Quốc ở các nước ASEAN đạt 18,8 tỷ USD. Riêng đầu tư trực tiếp trong ASEAN năm 2011 tăng lên 7 tỷ USD, hơn gấp đôi so với 3,26 tỷ USD năm 2010. Do những con số đó có vẻ còn khiêm tốn, Trung Quốc dự kiến tăng các khoản đầu tư cao hơn nữa bằng dự án đường sắt xuyên quốc gia và nhiều dự án đường cao tốc khác – trong đó chủ yếu tài chính của Trung Quốc – để kết nối với Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN có hiệu lực trong thời gian còn lại của thập kỷ này. Và các khoản đầu tư và viện trợ kinh tế của Trung Quốc tập trung ở các quốc gia khách hàng như Campuchia và Lào cũng như các nước tương đối trung lập như Thái Lan và Inđônêxia. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh năm ngoái, rõ ràng các quan chức Campuchia thân Trung Quốc đã đẩy ASEAN đến chỗ bế tắc trong cách thức giải quyết các tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Đến giữa năm ngoái, Bắc Kinh chuyển sang quan điểm tương đối hòa dịu về tranh chấp Biển Đông. Trong thời gian đến thăm Bangkok, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố với các phóng viên rằng: “Tăng cường hợp tác với ASEAN là ưu tiên hàng đầu trong chính sách láng giềng tốt của các nhà lãnh đạo mới ở Trung Quốc”, ông còn cho biết Bắc Kinh cam kết giải quyết bất đồng với các thành viên ASEAN “thông qua tham khảo ý kiến thân thiện và hợp tác cùng có lợi”. Tiếp đó tại Đối thoại Shangri-la ở Xinhgapo hồi đầu tháng 6/2013, Phó Tổng Tham mưu Trưởng PLA Qi Jianguo tái khẳng định Bắc Kinh sẽ ủng hộ hình thức “tìm cách phát triển chung trong khi gạt vấn đề tranh chấp chủ quyền sang một bên”. Rõ ràng việc các đối thủ cạnh trạnh về vấn đề Biển Đông của Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào trước hàng loạt đề nghị của Bắc Kinh sẽ là một cuộc thử nghiệm về hiệu quả của nền ngoại giao mới của Chủ tịch Tập Cận Bình cả trên lĩnh vực hòa giải lẫn đối đầu.
*
* *
“Tạp chí Á-Âu” gần đây đăng bài viết của tác giả B.R.Deepak, giáo sư nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Đông Nam Á thuộc Đại học Tổng hợp Jawaharlal Nehru ở New Delhi, trong đó cho biết nhiều người cho rằng chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh là hành động “ăn miếng trả miếng” chuyến thăm Pakixtan của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Các nhà phân tích tại Trung Quốc lại dự đoán việc tăng thêm ngày thứ ba trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Singh trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang có những căng thẳng biên giới nhằm chứng tỏ mối quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản có chung các lợi ích chiến lược. Mặc dù Chính phủ Trung Quốc biết rằng chủ trương vươn tới Nhật Bản của Ấn Độ là một bộ phận trong chính sách “Hướng Đông” của Chính quyền New Delhi, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh ngày càng nhận thấy kế hoạch phát triển ngoại giao của Ấn Độ ở khu vực Đông và Đông Bắc Á, đặc biệt thúc đẩy mối quan hệ chiến lược với Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, cơ bản nhằm mục tiêu “ngăn chặn” Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cho rằng Ấn Độ và các nước nói trên đang hợp tác chặt chẽ với Mỹ và ủng hộ chính sách trở lại châu Á của Mỹ để kiềm chế sự phát triển ngày càng tăng của Trung Quốc. Trung Quốc coi các hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn Độ ở các khu vực trên Biển Đông là thông đồng với Việt Nam để phá hoại chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực, mặc dù lâu nay New Delhi tuyên bố rõ ràng rằng sự hiện diện của Ấn Độ trong khu vực chủ yếu nhằm mục đích thương mại và an ninh năng lượng. Tuy nhiên ngôn ngữ trong tuyên bố chung được công bố cuối chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định Ấn Độ và Trung Quốc coi nhau như các đối tác vì lợi ích chung chứ không phải kẻ thù hoặc đối thủ cạnh tranh. Hai bên cam kết có quan điểm tích cực và ủng hộ tình hữu nghị của nước kia với các nước khác. Chính Trung Quốc là nước đầu tiên tỏ ra khó chịu trước mối quan hệ thân thiện của Ấn Độ với Nhật Bản, mặc dù Ấn Độ cũng đang thể hiện nỗi lo ngại về “tình hữu nghị trong mọi thời tiết” giữa Trung Quốc và Pakixtan hiện nay và tương lai. Nỗi e ngại của Trung Quốc được thể hiện rất rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung Quốc. Một số tờ báo như tờ “Thời báo hoàn cầu” mới đây công bố bài viết của tác giả Cankao Xiaoxi có nhan đề “Ấn Độ quan hệ thân thiện với Nhật Bản để thoát khỏi tình thế nguy hiểm”, trong đó nhận định: “Việc hâm nóng quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản là nhằm cạnh tranh với Trung Quốc”; hoặc tờ “Nhân dân Nhật báo” lên tiếng cảnh báo New Delhi cần chống lại “những kẻ ăn trộm vặt” và “những kẻ khiêu khích” trong số các nhà hoạt động chính trị Nhật Bản đang tìm cách chia rẽ mối quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ.
Trung Quốc nhận rõ hiện nay cơ cấu chính trị toàn cầu đang có những thay đổi cơ bản về sức mạnh chuyển từ Tây sang Đông và thế kỷ 2-1 sẽ là thế kỷ châu Á. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng nhận thấy tương lai của thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc các mối quan hệ giữa Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Do đó, là trung tâm động lực của sự thay đổi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, tất cả các bên liên quan nói trên đã và đang toan tính các chiến lược của họ ở Thái Bình Dương. Bắc Kinh coi “Sức mạnh an ninh dân chủ” của Thủ tướng Shinzo Abe kết hợp Ấn Độ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Mỹ là sức mạnh trực tiếp chống lại Trung Quốc. Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo, Mỹ cần thận trọng trong cách tiếp cận liên quan đến các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trong khu vực. Về cam kết hỗ trợ Nhật Bản của Chính phủ Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự theo Hiệp ước An ninh và Hợp tác Nhật-Mỹ, Trung Quốc mong muốn Mỹ phải công nhận Hiệp ước đó là một sản phẩm của Chiến tranh Lạnh và không liên quan đến các điều kiện và hoàn cảnh hiện nay. Trong một cảnh báo với Mỹ, Trung Quốc tuyên bố sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc đã tăng gấp bội, do đó Mỹ không nên “tự đốt ngón tay của mình để lấy những hạt dẻ của Nhật Bản ra khỏi đống lửa”. Hơn nữa, mặc dù quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản có tiềm năng rất lớn về thương mại, đầu tư, quốc phòng và an ninh, nhưng mối quan hệ đó mới bắt đầu phát triển, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác an ninh. Ví dụ thương mại song phương giữa Ấn Độ và Nhật Bản chỉ đạt mức 14 tỷ USD/năm. Con số này là rất thấp nếu so với thương mại của Trung Quốc với Ấn Độ đạt 70 tỷ USD/năm và thương mại của Trung Quốc với Nhật Bản đạt 300 tỷ USD/năm. Nói chung, dư luận đánh giá Ấn Độ và Nhật Bản bị chậm trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược. Như một phân tích mới đây cho biết, chỉ từ năm 2008 các khoản đầu tư trực tiếp của Nhật Bản được đăng ký tại Ấn Độ mới bắt đầu tăng và đạt 5,5 tỷ USD và năm 2010 đạt được 13,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Ấn Độ là rất ấn tượng, đặc biệt sau năm 2003 khi Nhật Bản quyết định chấm dứt cung cấp ODA cho Trung Quốc. Ấn Độ đã sử dụng ODA của Nhật Bản vào các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói giam nghèo, vệ sinh và bảo vệ môi trường…về quan hệ quốc phòng và an ninh, các lĩnh vực này đã trải qua những thay đổi to lớn kể từ tháng 10/2008 khi Ấn Độ và Nhật Bản ký một Tuyên bố chung về Hợp tác an ninh. Nhờ thành lập “Quan hệ đối tác toàn cầu và chiến lược Ấn Độ-Nhật Bản” và tổ chức các hội nghị thượng đỉnh hàng năm kể từ tháng 12/2006, quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ ngày 27-30/5/2013, tin tức tại Nhật Bản rất quan tâm đến việc hai nước mua bán các máy bay đổ bộ US-2. Và tin tức này cũng xuất hiện rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc cũng như của Ấn Độ. Nhà nghiên cứu Lu Yaodone của Viện Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng sự kiện mua bán vũ khí này sẽ đánh dấu việc tăng cường liên minh giữa Nhật Bản và Ấn Độ về hợp tác quốc phòng và quân sự và Nhật Bản đang tìm cách lợi dụng các cuộc xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn việc mua bán vũ khí có thể xảy ra trong tương lai. Ông Han Xudong, giáo sư của trường Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, cho biết Trung Qụốc đang theo dõi chặt chẽ các cuộc diễn tập hải quân giữa Ấn Độ và Nhật Bản. Ông khẳng định: “Mối nguy hiểm của các cuộc diễn tập quân sự Ấn Độ-Nhật Bản đang chĩa về phía Trung Quốc”. Một cuộc đối thoại mới nhằm thảo luận các vấn đề hàng hải, trong đó có các thách thức an ninh hàng hải, đã làm các nhà chiến lược cũng như học giả Trung Quốc tức giận. Trung Quốc coi hành động can thiệp của Ấn Độ vào Biển Đông là nhằm thực hiện “học thuyết ngăn chặn”, mặc dù thực tế Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đang hợp tác với nhau để thực hiện các kế hoạch hộ tống các tàu thương mại cũng như các hoạt động chống cướp biển ở Vịnh Aden. Trung Quốc cho rằng Ấn Độ và Nhật Bản đang có ý đồ mở rộng đối thoại hợp tác hạt nhân dân sự và Ấn Độ tỏ ra rất quan tâm đến các lò phản ứng hạt nhân và tàu chiến được sản xuất bằng thép của Nhật Bản, mặc dù Ấn Độ cũng nhận thấy tính nhạy cảm của Nhật Bản trên lĩnh vực hạt nhân, đặc biệt sau thảm họa Fukushima năm 2011.
Quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản ngày cáng trở nên xấu hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh hai nước tranh chấp chủ quyền hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các nhà phân tích thường xuyên chỉ ra những lợi ích kinh tế và vị trí chiến lược của hòn đảo này. Cả hai nước đều muốn khai thác các nguồn dự trữ tài nguyên như: khoáng sản, dầu lửa và khí đốt tự nhiên khổng lồ bên dưới các đảo khi bản báo cáo năm 1969 của Liên hợp quốc khẳng định khu vực này có trữ lượng dầu lửa và khí đốt khổng lồ. Sau khi Liên hợp quốc công bố bản báo cáo, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ hơn đối với quần đảo này. Hơn nữa, do Nhật Bản đánh bắt cá trong vùng biển này từ năm 1895, Tokyo không muốn để các lợi ích rơi vào tay Trung Quốc. Do vị trí chiến lược của hòn đảo, nếu Nhật Bản tiếp tục kiểm soát, Chính phủ Nhật Bản có thể thiết lập các hệ thống trinh sát và giám sát trên không cũng như trên biển, các trận địa tên lửa hạm đối không trên hòn đảo. Bằng cách đó, Nhật Bản có thể phong tỏa tất cả các bến cảng và các tuyến đường hàng không xuất phát từ phía Bắc Đài Loan và cũng có thể đặt các khu vực như Phúc Châu, Ôn Châu và Ninh Ba của Trung Quốc đại lục dưới tầm kiểm soát của rađa Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc rất lo sợ khi Nhật Bản quyết định hành động như vậy. Bởi vì việc Nhật Bản thành lập các căn cứ quân sự và triển khai các vũ khí hạng nặng trên đảo sẽ tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và quốc phòng của Trung Quốc. Đây là sự cạnh tranh và thù hận lịch sử mà Trung Quốc tiếp tục nhắc nhở người dân về hành động xâm lược của Nhật Bản. Ví dụ, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 81 ngày Nhật Bản xâm lược Đông Bắc Trung Quốc ngày 18/9/2012, Viện Bảo tàng Lịch sử tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh – được xây dựng để ghi nhớ cuộc chiến tranh chống Nhật Bản của Trung Quốc (1931-1945) – đã gióng 14 hồi chuông để thể hiện 14 năm Trung Quốc bị đau đớn và nhục nhã dưới bàn tay xâm lược của người Nhật. Tiếp đó nhiều cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã nổ ra ở các thành phố lớn của Trung Quốc buộc nhiều công ty Nhật Bản phải đóng cửa. Trung Quốc cũng tố cáo Ấn Độ đang lợi dụng các vấn đề của Trung Quốc với Nhật Bản và thúc đẩy các mối quan hệ gần gũi hơn với Tokyo.
Một số nhà phân tích ở Ấn Độ thừa nhận sự chênh lệch ngày càng tăng về cơ cấu sức mạnh giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Do đó họ yêu cầu Chính phủ Ấn Độ phải đẩy mạnh quan hệ chặt chẽ với Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc và Inđônêxia… và các nước khác để ngăn chặn ngay lập tức chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc trong khu vực. Các nhà phân tích đó cho rằng cựu Thủ tướng Ấn Độ Nehru đã sai lầm khi coi sự phát triển Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc như sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc châu Á vào cuối những năm 1940 và cảnh báo các nhà lãnh đạo Ấn Độ không được phép lặp lại sai lầm tương tự. Dường như hiện nay Ấn Độ đang thực hiện một trong những chiến lược của Trung Quốc trong khu vực và tiến gần hơn với Nhật Bản. Trong khi chuẩn bị rời Ấn Độ đến Nhật Bản, Thủ tướng Ấn Độ tuyên bố với các phương tiện truyền thông Nhật Bản tại New Delhi rằng: “Cả Ấn Độ và Nhật Bản là những quốc gia biển quan trọng. Vì vậy, bảo đảm an toàn và an ninh các tuyến đường giao thông trên biển, đặc biệt ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là rất quan trọng đối với hai nước”. Nhưng những người thực dụng tại Ấn Độ cho rằng lập luận Trung Quốc là một cường quốc độc ác hay nhân từ là điều không thích hợp. Họ cho rằng Ấn Độ phải nhận thấy đây là đặc trưng của thể chế chính trị toàn cầu và cơ chế này làm cho sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ là không thể tránh khỏi.

LIỆU THẾ KỶ 21 CÓ TRỞ THÀNH KỶ NGUYÊN CHÂU Á?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 30/7/2013
TTXVN (New York 29/7)
Theo “Tạp chí Á-Âu”, nhiều người cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ châu Á. Châu Á có dân số lớn hơn dân số của tất cả các châu lục khác cộng lại. Như bản báo cáo “các xu hướng toàn cầu đến năm 2030” của cộng đồng tình báo Mỹ nhận định, châu Á sẽ có sức mạnh toàn cầu về GDP, chi phí quân sự và đầu tư lớn hơn Mỹ và châu Âu cộng lại, vì vậy châu Á xứng đáng với danh hiệu đó.
Ngoài ra, tài liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới cũng dự đoán so với tổng đầu tư toàn cầu của tất cả các nước có thu nhập cao, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là hai nhà đầu tư lớn nhất và chiếm khoảng 38% tổng đầu tư toàn cầu vào năm 2030.
Nếu Trung Quốc và Ấn Độ có đủ sức mạnh để xác định thế kỷ 21 là kỷ nguyên châu Á, hai nước phải phát triển các giá trị nhiều hơn nữa và phổ biến chúng trên toàn cầu. Ấn Độ và Trung Quốc đã áp dụng hệ thống chính trị, kinh tế và các giá trị kèm theo do người châu Âu và Mỹ đã phát triển. Các nền văn minh và văn hóa của người Mỹ và châu Âu đã ảnh hưởng rất lớn đến con người và cách sống của người dân trên toàn châu Á, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ. Khi nói về nền giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế và hệ thống tài chính hiện đại cũng như các hoạt động phát triển, các giá trị dân chủ và tự do… tất cả đều xuất phát từ các nước phương Tây. Tất cả mọi đồ dùng và thiết bị hiện đại trong cuộc sống hiện nay của con người đều sử dụng các công nghệ phương Tây. Nhà kinh tế Jacques Attali của Pháp ví Internet là “lục địa thứ tám” và cũng là thuộc địa của Mỹ. Các tập đoàn Apple, Microsoft, Google, Facebook, Twitter, Yahoo – một phần cuộc sống của con người – cũng là của người Mỹ. Bất cứ thứ gì mang thương hiệu Mỹ và châu Âu đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Chỉ đến khi Trung Quốc và Ấn Độ có thể cạnh tranh với Mỹ và phương Tây trên các lĩnh vực đó, họ mới có thể xác định sự phát triển của khu vực như một kỷ nguyên châu Á. Vì vậy, chỉ riêng sự tích lũy của cải và thịnh vượng của một số nước châu Á thì không thể làm nên một kỷ nguyên châu Á. Có những trường hợp như: Canada không hề lo lắng trước sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ; Đức là nước mạnh nhất châu Âu nhưng không hề gây bất cứ lo lắng nào cho Pháp, Anh hay tất cả các nước châu Âu khác. Nhưng theo tờ “New York Times” ngày 24/5, khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chụp ảnh trong buồng lái của một máy bay chiến đấu, sự kiện này đã khiến Trung Quốc và Hàn Quốc tức giận. Tương tự, sự phát triển của Trung Quốc đã tạo nên mối quan ngại sâu sắc ở tất cả các nước láng giềng từ Nhật Bản và Hàn Quốc đến Việt Nam và Ấn Độ. Đối với Ấn Độ, gần như tất cả các nước láng giềng ngày càng bất bình đối với nước này và muốn Trung Quốc đứng về phía họ để đối trọng với Ấn Độ. Ngược lại, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philíppin cũng muốn Ấn Độ đóng vai trò chiến lược quan trọng trong khu vực của họ để có thể kiểm soát sự thống trị quân sự của Trung Quốc.
Một biên giới được phân định giữa các cường quốc châu Á có th là sự mở đầu của kỷ nguyên châu Á: Cách đây 100 năm ở Shimla-Ấn Độ, tháng 10/1914, Ấn Độ, vẫn là thuộc địa của Anh, và Tây Tạng đã đàm phán về một thỏa thuận biên giới. Biên giới được phân định thời gian đó được gọi là đường McMahon, tên của trưởng đoàn đàm phán người Anh Sir Henry McMahon. Các đại biểu của Chính phủ Trung Quốc cũng tham dự cuộc đàm phán nhưng sau khi hiệp ước được Ấn Độ và Tây Tạng ký kết, các đại biểu Trung Quốc không ký hiệp ước vì cho rằng Tây Tạng là nước chư hầu của Trung Quốc nên không có quyền kỳ bất cứ văn kiện nào với nước khác. Sau khi sáp nhập Tây Tạng năm 1949, Trung Quốc trở thành láng giềng của Ấn Độ. Cuộc tranh cãi tiếp tục và tháng 10/1962, Trung Quốc xâm lược Ấn Độ. Sau khi Ấn Độ bị thất bại, Trung Quốc đã rút lực lượng của họ. Nhưng hiện nay biên giới Trung Quốc-Ấn Độ vẫn là “biên giới nguy hiểm nhất trên thế giới”. Giữa tháng 4/2013, một số binh sĩ Trung Quốc đã tiến sâu khoảng 19 km bên trong Đường Kiểm soát Thực tế và chỉ trở về vị trí đóng quân trước đó của họ sau 3 tuần căng thẳng kéo dài. Vài ngày sau khi hai nước đạt được một thỏa thuận về biên giới ở độ cao khoảng 5.000 mét trên dãy Himalaya, tạp chí TIME đã đăng bài viết nhan đề: “Sau cuộc giao tranh trên các dãy núi, Ấn Độ và Trung Quốc chuyển sang cạnh tranh ở Ấn Độ Dương”. Một báo cáo ngày 16/5 của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cảnh báo các mối đe dọa thường xuyên nghiêm trọng từ lực lượng hải quân Trung Quốc ở khu vực biển sân sau của Ấn Độ do hải quân Trung Quốc phát triển mạnh hạm đội tàu ngầm. Cùng ngày, tờ “TIME” đăng bài viết của tác giả Kirk Spitzer từ Tokyo đề cập đến một cuộc thảo luận công khai hiếm có giữa các chuyên gia hải quân đến từ Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. Trích dẫn phát biểu của ông Yang Yi, cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc nhòng ở Bắc Kinh, bài báo của ông Spitzer cho biết 80% dân số Trung Quốc muốn sử dụng sức mạnh quân sự và đang đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta lãng phí tiền bạc cho hải quân nếu chúng ta không sử dụng nó?” Bài báo cũng dẫn lời ông Michael McDevitt, cựu Đô đốc Hải quân Mỹ từng chỉ huy một nhóm tàu sân bay ở Thái Bình Dương: “Sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia châu Á đều phụ thuộc vào an ninh hàng hải. Nhưng gần như tất cả các vấn đề an ninh hiện nay trong khu vực là hàng hải và điều đó có nghĩa sự cạnh tranh các khả năng quân sự chủ yếu cũng ở trên biển”. Thực tế, thái độ khác nhau của Trung Quốc và Ấn Độ được hình thành bởi lịch sử của mỗi nước và chi phối đặc điểm của hai nước như các nhà nước hiện đại, mâu thuẫn với nhau về chế độ chính trị, tranh chấp lãnh thổ và cạnh tranh địa chính trị. Rõ ràng, các tranh chấp lãnh thổ như vậy và sự cạnh tranh địa chính trị giữa hai cường quốc châu Á sẽ tiếp tục cản trở cả Ấn Độ và Trung Quốc trong việc xây dựng khả năng để lãnh đạo một kỷ nguyên châu Á.
Các khu vực xung đột mới xuất hiện, các cuộc xung đột cũ chưa được giải quyết và k nguyên chân Á: Trung Quốc và Nhật Bản có các tranh chấp về chủ quyền một số đảo nhỏ hơn. Các cuộc tranh cãi tương tự đã ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của hai nền dân chủ và hai nền kinh tế châu Á phát triển: Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc đang can dự vào cuộc tranh cãi gay gắt với Việt Nam và Philíppin về một số hòn đảo ở Biển Đông. Ngày 8/5, Nhân dân Nhật báo công bố một bài xã luận đặt dấu hỏi về vị thế của chuỗi đảo lớn hơn rất nhiều là Okinawa – nơi cư trú của vài triệu người dân Nhật Bản cùng với các căn cứ quân sự lớn của Mỹ. Theo Nhân dân Nhật báo, Nhật Bản đã sáp nhập vương quốc độc lập trước đây là quần đảo Ryukyu, kể cả Okinawa vào năm 1879. Nhân dân Nhật báo cho rằng quần đảo Ryukyu cũng từng là một quốc gia chư hầu của Trung Quốc, từ đó đem lại cho Bắc Kinh tiếng nói về các vấn đề chính trị. Điều này đã gây khó khăn hơn cho Nhật Bản trong quan hệ với Trung Quốc. Chuỗi đảo đó kéo dài từ đảo Kyushu đến Đài Loan được gọi là “quần đảo Nansei” ở Nhật Bản.
Bắc Kinh đã áp dụng các biện pháp trên biên giới với Ấn Độ trong các tuyên bố chủ quyền mới về quần đảo Ryukyu như một phần của chiến lược nhằm gia tăng áp lực cho các nước láng giềng bằng sức mạnh kinh tế và xây dựng quân đội. Tất cả hành động đó của Bắc Kinh đã đem lại cho Mỹ vị thế như một lực lượng ổn định lâu dài ở châu Á. Hiện nay Mỹ đang nỗ lực hợp pháp hóa sự hiện diện của họ ở châu Á, và bắt đầu khẳng định như một quốc gia Thái Bình Dương và có lợi ích lâu dài tại châu Á. Chiến lược “Trở lại châu Á” khẳng định Chính quyền Obama sẽ chú trọng châu Á hơn châu Âu và châu Phi. Nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu chiến lược và hoạch định chính sách ở Mỹ và châu Âu thừa nhận hơn bao giờ hết, hiện nay châu Á không những quan trọng về kinh tế mà cả quân sự với Mỹ. Vì vậy, không đồng minh nào của Mỹ đặt dấu hỏi về quyết định tái cân bằng sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hiện nay châu Á tồn tại rất nhiều khu vực xung đột giữa các quốc gia cũng như trong các nhà nước kéo dài từ Đông Á đến Trung Đông; từ Bắc Á và Trung Á đến Nam Á và Đông Nam Á, Hầu như tất cả các khu vực ở châu Á đều có các hệ thống vũ khí hiện đại nhất, kể cả vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu có một kỷ nguyên châu Á, ‘Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành những đầu tàu của khu vực. Do có nguồn nhân lực rất lớn và cơ sở sức mạnh công nghệ tiên tiến hơn nhiều so với Trung Quốc và Ấn Độ, vai trò của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nổi lên mạnh mẽ trong một kỷ nguyên như vậy. Sự xuất hiện của Inđônêxia như một cường quốc kinh tế đầy triển vọng và dự trữ các nguồn tài nguyên khổng lồ sẽ đóng một vai trò không kém phần quyết định trong kỷ nguyên châu Á. Một kỷ nguyên châu Á đòi hỏi có một nền văn minh châu Á mới. Đó là vấn đề thiếu nhất ở châu Á. Theo ông Lý Quang Diệu, các nền văn minh xuất hiện khi xã hội loài người có thể đối phó với những thách thức một cách khôn ngoan và thành công. Nghĩa là, một “đội ngũ lãnh đạo kiên quyết”, một chính quyền hiệu quả nhất và kỷ luật xã hội mạnh mẽ hơn là nhũng điều cần thiết nhất ở các nước sẽ lãnh đạo kỷ nguyên châu Á. Nhưng thật đáng tiếc, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều thiếu những điều kiện đó. Người châu Á thường thích sống với quá khứ cay đắng và muốn truyền lại những cay đắng đó cho con cái, cháu chắt của họ. Họ đang làm tương tự ở tất cả các khu vực châu Á từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam. Họ muốn trở thành một nhà lãnh đạo thế giới và chỉ huy thế kỷ 21 được gắn liền với tên của châu Á, nhưng lại ít quan tâm và lắng nghe tiếng nói và nhân phẩm của những người hàng xóm. Hơn nữa, một kỷ nguyên châu Á đòi hỏi một số giá trị, văn hóa và truyền thống châu Á. Một nền văn hóa chung sống với nhau và cùng nhau chia sẻ lợi ích, nền văn hóa phi bạo lực, hòa bình và khoan dung – các giá trị văn hóa riêng của châu Á đang ràng buộc các xã hội của người châu Á qua nhiều thế kỷ, hiện chỉ hạn chế ở một số lĩnh vực của lục địa lớn nhất thế giới.
Các giá trị của người châu Á nhằm phát triển nền dân chủ cộng đồng và ý thức trách nhiệm giải trình mạnh mẽ hơn để bảo đảm xã hội châu Á phát triển mạnh qua hàng nghìn năm lịch sử không còn nữa. Các giá trị phổ quát như dân chủ, tự do cá nhân, và trách nhiệm giải trình của phương Tây được các chính phủ nhập khẩu và sao chép thuần túy mà không hề nỗ lực xây dựng và phát triển các giá trị đó trên mảnh đất của họ, vì vậy chúng trở thành hình thức bị xuyên tạc nhất như đã thể hiện ở nhiều nước châu Á và châu Phi. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ, có xu hướng tạo nên nhiều mâu thuẫn hơn trong khu vực. Như nhà khoa học chính trị người Mỹ Ian Bremmer nhấn mạnh trong cuốn sách nhan đề “Every Nation for Itself states” được xuất bản năm 2012: “Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản khó có thể cùng tồn tại trong thời gian dài và các nước như Inđônêxia, Hàn Quốc, và Thái Lan đủ mạnh để không bị lôi kéo hoàn toàn vào quỹ đạo của một nước khác. Châu Á có thể phát huy vai trò như một đầu tàu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng khu vực này vẫn có quá nhiều thách thức an ninh tiềm tàng”. Nhiều người biết Trung Quốc phát triển thế nào, nhung không biết liệu Trung Quốc có thể vượt Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới hay không. Sự giàu có của Trung Quốc được tích lũy qua các công ty nhà nước, nhưng chừng nào sự thịnh vượng đó vẫn chưa được thúc đẩy thông qua các chương trình và chính sách tư nhân, Trung Quốc không thể vượt Mỹ và duy trì sự phát triển bền vững. Mặt khác, cũng không ai biết Ấn Độ sẽ phát triển ra sao. Thực tế, chính sức mạnh của xã hội Ấn Độ đã giải quyết rất nhiều yếu kém, mâu thuẫn và phe phái trong nước, từ đó thúc đẩy nước này trở thành một nền dân chủ cùng với một nền kinh tế phát triển mạnh. Trung Quốc có một nhà nước mạnh và Ấn Độ có một xã hội mạnh. Nhà nước mạnh hơn nhưng phải trả giá bằng cách hy sinh các lợi ích xã hội và ngược lại xã hội mạnh hơn nhưng phải hy sinh các lợi ích của nhà nước, do đó hai nước lãnh đạo khu vực phải tìm được các mô hình thích hợp để hợp tác và thúc đẩy lẫn nhau. Thực hiện được điều đó sẽ hạn chế cuộc khủng hoảng niềm tin giữa các lãnh đạo chính trị của hai nước. Nếu đạt được một số niềm tin, họ có thể có những ý đồ táo bạo trong việc giải quyết các vấn đề của hai nước với các nước láng giềng. Nhưng những nỗ lực táo bạo đó đòi hỏi phải có các kỹ năng và nỗ lực ngoại giao dũng cảm hơn mới giải quyết được các vấn đề với các nước láng giềng. Hai nước phải hiểu rằng mức độ sức mạnh kinh tế và quân sự của họ khó có thể biến thành sức mạnh khiêm tốn bao gồm: sức mạnh chính trị, sức mạnh tri thức và sức mạnh đạo đức. Nếu không có các nhà lãnh đạo quyết đoán và có tầm nhìn xa trông rộng cộng với sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng trong nước, sức mạnh khiêm tốn như vậy không thể được tạo ra. Chính sách ngoại giao được thúc đẩy bởi sức mạnh khiêm tốn như vậy cộng với giới lãnh đạo quyết tâm có thể được gọi là nền ngoại giao khiêm tốn – một vấn đề cấp thiết nhất trong trường hợp Trung Quốc và Ấn Độ muốn can dự và lãnh đạo một kỷ nguyên châu Á.
*
* *
TTXVN (Paris 28/7)
Báo Le Monde mới đây đã có cuộc phỏng vấn BertrandBadie, giáo sư thuộc Viện nghiên cứu chính trị Paris(Sciences Po) và là chuyên gia uy tín hàng đầu thế giới về quan hệ quốc tế, về các vn đề thời sự nổi cộm hiện nay. Nội dung chính như sau:
+ Một số người nhắc tới “sự bất ổn của trật tự thế giới”, vậy thực ra khái niệm này là thế nào? Sau khái niệm “trật tự thế giới mới” do G. Bush cha khởi xướng thì hiện tại là cái gì?
- Chưa bao giờ có trật tự thế giới, xét cả ở khía cạnh chuẩn mực lẫn khía cạnh thể chế. Nói về trật tự thế giới là nói về một nỗ lực mô tả hệ thống quốc tế và cố áp đặt những giả thuyết nào đó về sự vĩnh cửu tương đối của nó. Xét theo quan điểm cổ điển, trật tự thế giới là nói về “cân bằng quyền lực”. Nhưng trong cuộc trao đổi này, chúng ta sẽ gạt bỏ tầm nhìn này bởi vì quyền lực không còn là thành tố duy nhất của các trật tự khu vực và xa hơn, trật tự toàn cầu. Như vậy, trật tự quốc tế có thể được mô tả như một hệ thống bao gồm các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ giữa các nhà nước với nhau và giữa các nhà nước với các nhân tố phi nhà nước có những chức năng nhất định trên trường quốc tế.
+ Tại sao nhắc tới bất ổn trật tự thế giới mà không nói tới sự tái điều chỉnh chuyển hướng sang châu Á?
- Cần phải thiết lập châu Á thành một trung tâm trong bối cảnh hệ thống toàn cầu hóa như hiện nay cần thực sự được trang bị một trung tâm. Nếu châu Á chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong trật tự thế giới hiện nay thì đơn giản là châu lục này đã thể hiện được mình trong khi khái niệm cổ điển về quốc tế từ lâu chỉ giới hạn ở châu Âu, sau đó mở rộng sang Mỹ cùng với Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.
Thế giới lưỡng cực từ đó đã khẳng định châu Âu là trung tâm trong đời sống quốc tế, phủ nhận hoặc coi châu Á là ở ngoại biên trong một vị thế thiếu chắc chắn. Chỉ có Nhật Bản được nhìn nhận phân biệt nhưng dần dần được gọi là một quốc gia “Viễn Tây”. Việc Trung Quốc chiếm vị trí cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, tiếp đến là sự tự khẳng định mình của các nước mới nổi như Ấn Độ hay việc Inđônêxia đã góp phần toàn cầu hóa các mối tương quan quốc tế, đặt châu Á vào một vị trí đặc biệt của mổi tương quan này. Ngược lại, châu Âu ngày càng thiếu thích ứng với quá trình toàn cầu hóa, gặp khó khăn trong việc nhìn nhận trật tự toàn cầu này.
+ Không phải châu Á mà chỉ riêng Trung Quốc sẽ gây bất ổn định cho trật tự thế giới? Trên thực tế, các nước ASEAN và Ấn Độ dường như có ít tham vọng địa chính trị hơn.
- Rõ ràng là Trung Quốc nằm ở trung tâm của quá trình tái định hình rộng lớn của trật tự thế giới hiện nay. Đừng quên một vài con số mấu chốt: xuất khẩu của Trung Quốc từ 18 tỉ USD năm 1980, hiện đã vượt ngưỡng 1.200 tỉ USD … về ngân sách quân sự, con số được nhắc đến hiện nay là 130 tỉ USD, lớn gấp 8 lần so với thời điểm những năm cuối của thế kỷ 20.
Tác động của sự tái sắp đặt này là rất lớn và về sâu xa, lôgích phụ thuộc lẫn nhau được thể hiện rất rõ ở việc Trung Quốc nắm giữ 1.250 USD trái phiếu kho bạc Mỹ. Với sự “thăng tiến” của Trung Quốc, không chỉ bản đồ quyền lực thế giới bị điều chỉnh. Trên thực tế, một khái niệm mới ra đời về một thế giới không chỉ tính đến vai trò của các nhà nước mà còn phải nhìn nhận các nền kinh tế và xã hội. Với những biến động này, sự kỳ diệu của Nhật Bản không còn sức nặng quyết định như trước.
Về trường hợp Ấn Độ, cùng có lý khi nhận định khả năng làm thay đổi khu vực, chứ chưa nói tới quốc tế, là kém hơn cho dù Ấn Độ hiện được xếp hàng thứ 7 thế giới về mặt quân sự… Quan trọng hơn, chúng ta đang chứng kiến một châu Á bùng nổ tự giải thoát mà tương lai bị kìm hãm: một mặt là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các xã hội và các nền kinh tế, mặt khác là tác động của sự ganh đua ngày càng gay gắt giữa các cường quốc khu vực mà chúng ta rất khó hình dung khả năng hội nhập của họ trong một tổng thể khu vực rộng lớn được cho là có thể hình thành một liên minh kiểu EU.
+ Có học giả nói về “địa chính trị cảm xúc”, vậy liệu có sự chuyển biến từ căng thẳng tư tưởng sang căng thẳng cảm xúc?
- Chắc chắn căng thẳng cảm xúc có một vai trò rất quan trọng ở châu Á ít nhất vì 3 lý do. Lý do thứ nhất gắn với những tranh chấp xưa cũ đối lập ký ức châu Á với ký ức phương Tây: từ việc cướp phá Di Hòa Viên ở Bắc Kinh đến cuộc kháng chiến hòa bình chống thực dân Anh ở Ấn Độ, ký ức về những ô nhục đến nay vẫn rất mạnh mẽ. Lý do thứ hai lại gắn với cuộc chơi nội bộ châu lục: đó là nhũng gì đối lập mạnh mẽ giữa Nhật Bản với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên với Nhật Bản và tất nhiên, Việt Nam với Trung Quốc, và thế giới Ấn Độ với thế giới Trung Hoa, sẽ rất nguy hiểm nếu việc xây dựng một trật tự khu vực không tính đến các ký ức này. Cuối cùng, lý do thứ ba có tính đương đại hơn, châu Á hiện không quan tâm
nhiều đến việc điều hành toàn cầu mà ngược lại, chỉ chú ý làm sao không bị bên ngoài thống trị.
Chúng ta không thể thiết lập rõ ràng cách thức mà 3 cảm xúc mạnh mẽ nêu trên đè nặng lên một thực tế kép ít nổi bật hơn: thực tế của tương quan quyền lực đối lập một cách cổ điển nhưng mạnh mẽ của các quốc gia chủ chốt của châu Á và một thực tế khác làm đổi chiều cuộc chơi tàn nhẫn, không chỉ là cạnh tranh kinh tế mà còn là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng nặng nề. Vì thế những nước thù địch nhau vẫn buộc phải coi nhau là đối tác để không phá hoại các thị trường vốn tuyệt đối cần thiết cho bất cứ quốc gia nào.
+ Châu Á có thể gây bất ổn cho trật tự thế giới như thế nào?
- “Bất ổn châu Á” trước hết phải được xét ở quy mô khu vực, và từ xuất phát điểm này tới quy mô toàn cầu với những tham số mới của quá trình toàn cầu hóa. Phải lấy đó làm xuất phát điểm để hiểu được một bàn cờ quốc tế mới, trong đó sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ quy định mối quan hệ bạn – thù, trong đó các đòi hỏi về phát triển kinh tế sẽ chiếm ưu thế như thế nào trước các dự án chính trị thuần túy, và trong đó cái đầu lạnh với lý trí cao sẽ giành ưu thế trước thuyết cứu thế từng cấu thành nền ngoại giao phương Tây từ lâu.
Bên cạnh các diễn biến này, cần phải thêm vào nguy cơ từ các mối căng thẳng mới. Nhưng cũng cần hết sức thận trọng. Mối nguy hiểm dường như không đến từ tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc mà cụ thể hơn, từ nguy cơ gắn với sự ganh đua bất khả kháng để có được một vị trí bá chủ khu vực.
+ Nên hình dung như thế nào về cách tiếp cận chủ nghĩa hiện thực ở châu Á, nhất là ở Trung Quốc?
- Có thể nói rằng Trung Quốc sẽ không dễ dàng trên con đường hình thành một vị thế bá chủ thế giới mới. Trên thực tế, khi Bắc Kinh hành động, đặc biệt tại châu Phi và cả ở Mỹ Latinh, thì đó chủ yếu là để thỏa mãn các nhu cầu cung ứng nhưng phải vì ý đồ hình thành một trật tự thế giới mà họ muốn kiểm soát.
Chủ nghĩa hiện thực mà chúng ta nhắc tới ở đây, liên quan đến Trung Quốc, chính là của một cường quốc đang lên không thể hiện thực hóa tham vọng toàn cầu nếu không tìm cách áp đặt bằng được vị thế bá chủ khu vực. Ở đây có một Trung Quốc dường như đang tìm cách áp đặt chính sách cường quyền trên quy mô Đông Á và Trung Á, trong khi tạm thời từ bỏ mọi tham vọng ngoại giao toàn cầu.
Như chúng ta đã thấy, Trung Quốc đang theo đuổi các lý luận kinh tế thị trường và hiểu rõ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn. Lôgích này được áp dụng cho cả lĩnh vực xã hội và một trong những ví dụ tiêu biểu là chính sách xuất khẩu thành công hàng loạt sinh viên để khi những người này trở về, chẳng hạn từ California, sẽ mang theo các công nghệ mới kết hợp với công nghệ trong nước, góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Đây là cách Trung Quốc hòa nhập với quá trình toàn cầu hóa.
Bằng cách khéo léo tuân theo các mối quan hệ “liên kinh tế” và bây giờ là “liên xã hội”, Trung Quốc đang đi theo một hướng không hoàn toàn là định hướng được vạch ra theo thuyết hiện thực. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng thận trọng xen lôgích này vào các không gian khu vực, thông qua các đặc khu kinh tế và các hình thức hội nhập mới của các thị trường địa phương. Tuy nhiên, cùng cần đặt vấn đề về tương lai của cách tiếp cận này: triệt tiêu để kết thúc một giai đoạn quá độ; có thể kéo dài và tạo thành một yếu tố mới trong sự cân bằng khu vực và thế giới; hay bị chệch hướng do những căng thẳng chính trị-quân sự gắn với sự kình địch giữa các cường quốc khu vực?
+ Đâu là giới hạn khoan nhượng của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên? Nếu giới hạn này bị vượt qua và Mỹ tấn công Bắc Triều Tiên, thì Trung Quốc và Nga sẽ phản ứng như thế nào?
- Tôi cho rằng đội ngũ ngoại giao của Barack Obama đã biết cách hành động sáng suốt với con kịch phát này. Với các tổng thống khác, có thể chúng ta đã được chứng kiến một cuộc chiến tranh với những hậu quả thảm khốc…
Trên thực tế, Bắc Triều Tiên không nằm ở trung tâm tình trạng bấp bênh của châu Á mà chỉ là hiện thân, theo cách gần như châm biếm, cho một mô hình ngoại giao có thể chúng ta sẽ gặp nhiều hơn trong thế giới phức tạp và “vô cực” hiện nay. Đó là ngoại giao xử sự rất sai lệch, có nghĩa là kiểu ngoại giao lấy sự tồn tại và biểu hiện của mình làm chỗ dựa cho thái độ thách thức các cân bằng quyền lực và các chuẩn mực chính thức hoặc không chính thức chúng ta đã được biết. Vì những lý do chính trị nội bộ, nhà độc tài mới của Bắc Triều Tiên có nhu cầu cấp bách là khẳng định quyền lực của mình. Và vì những lý do chính trị đối ngoại, nhân vật trẻ này cũng rất cần bảo đảm một vị trí nào đó trên bàn cờ quốc tế.
Bằng việc “khua chiêng đánh trống”, đôi khi quá đà, nhà độc tài này đã ít nhiều thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nhưng như thường thấy trong các tình huống như vậy, kiểu giễu võ giương oai quá đà đã dẫn đến sự tầm thường hóa của cách cư xử.
Điều đáng nói là Bắc Triều Tiên thường trực bị đe dọa bởi nguy cơ bùng nổ xã hội thực sự và nguy cơ này có thể được cụ thể hóa đặc biệt bằng một nạn đói nghiêm trọng hơn bất cứ tình trạng thiếu an ninh lương thực nào chúng ta được biết trong xã hội hiện đại. Bùng nổ xã hội bởi những nhân tố lệch lạc chắc chắn là nguồn gốc tiềm tàng của bạo lực và bất ổn. Đó là lý do tại sao phải tìm bằng được các sáng kiến thúc đẩy sự tái hòa nhập của Pyongyang trong bàn cờ khu vực ngay sau khi cơn kịch phát suy giảm, cho dù là thông qua tái khởi động dự án KEDO (Tổ chức phát triển năng lượng Triều Tiên) hay tái kích hoạt các đặc khu kinh tế kiểu đặc khu Kaesong, nơi Bắc Triều Tiên không thể từ chối mãi.
+ Liệu Trung Quốc và Ấn Độ có thể bình thường hóa quan hệ để đảm nhận vai trò động lực kép của quá trình khu vực hóa ở châu Á hay các lợi ích của họ quá khác biệt để có thế thiết lập một quan hệ hợp tác như vậy?
- Có vẻ như giai đoạn nguy kịch nhất trong quan hệ Trung-Ấn đã trôi qua. Quả vậy, rất khó hình dung làm thế nào để phát động lại một cuộc chiến kiểu chiến tranh năm 1962 giữa hai người khổng lồ châu Á này. Chắc chắn sẽ có một sự hòa nhập kinh tế mạnh mẽ hơn trong những năm tới, khi Ấn Độ ngày càng nhìn về hướng Đông và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường lớn chỉ có thể thúc đẩy mạnh mẽ điều này. Mô hình ASEAN + 3 cũng nằm trong tiến trình vận động này.
Tuy nhiên, cần nói rằng Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt, mặc dù có điểm tương đồng về dân số, nhưng hai quốc gia khổng lồ này có rất nhiều điểm trái ngược nhau về lợi ích. Vì vậy, cần hướng tới một châu Á phải làm việc nhiều hơn cho nhu cầu cân bằng khu vực và bất luận ra sao, không quốc gia nào muốn đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm đối với khu vực.
+ Có thể chúng kiến sự trở lại của Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu và tại các hội nghị cấp cao quốc tế?
- Rõ ràng Nhật Bản không còn đủ phương tiện để cạnh tranh với sức mạnh của Trung Quốc và cơ chế phát triển vốn là đặc trưng của nước láng giềng này hiện nay. Sự mất thăng bằng về dân số là rất to lớn và sự khác biệt về trọng lượng kinh tế chắc chắn sẽ ngày càng lớn, trong khi lợi thế công nghệ Nhật Bản đang bị thu hẹp không ngừng trước sự tiến triển của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Có rất nhiều lý do để nghĩ rằng trong những năm tới, cốt lõi của sự kình địch đặc biệt này sẽ thể hiện ở bình diện chính trị. Khả năng quân sự của Trung Quốc chắc chắn khiến Tokyo lo ngại bởi Nhật Bản không có phương tiện tái cân bằng. Tình trạng mất cân bằng này có thể đẩy Mỹ vào cuộc chơi do gót chân Asin của châu Á chính là nơi quy tụ các bấp bênh trong tương lai.
+ Liên minh châu Âu và Pháp có thể rút ra lợi ích gì từ sự mất ổn định này?
- Sẽ khôn ngoan hơn nếu các nước châu Âu như Pháp thay đổi quy tắc, tức là thay vì đặt ra một câu hỏi như vậy, chúng ta nên khéo léo tìm cách thích ứng với nhữns chuyển biến như vậy. Châu Âu hiện vẫn sống với tinh thần Hội nghị Viên và với ảo ảnh về một khả năng thống trị độc quyền, và chỉ nhận biết các mối quan hệ quốc tế qua tính nhất nguyên. Rồi sẽ đến lúc châu Âu phải khám phá các mối quan hệ này qua tính đa nguyên.
Sẽ hữu ích hơn khi làm việc để xác định các điều kiện của một quan hệ đối tác thực thụ với các cường quốc đang trỗi dậy, đặc biệt là các nước ở châu Á, và tìm cách thích ứng với các phân chia vai trò mới.
 

VÌ SAO TRUNG QUỐC ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU HỆ THỐNG S-400 CỦA NGA?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 7/8/2013
TTXVN (Hong Kong 5/8)
Sau quyết định bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 thế hệ 4 ++ và tàu ngầm lớp Lada thế hệ 4 cho Bắc Kinh, Mátxcơva đã có bước nhượng bộ tiếp theo với quyết định xuất khẩu hệ thống phòng không S-400 sang thị trường Trung Quốc. Dưới đây là bài viết liên quan của Tổng biên tập tạp chí “Kanwa Defense Review” Bình Khả Phu đăng trên số tháng 7 phát hành ở Hong Kong.
Nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga tiết lộ với tạp chí “Kanwa Defense Review” rằng Chính phủ Nga đã quyết định xuất khẩu hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc. Đây là bước nhượng bộ tiếp theo sau quyết định bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh.
Trong các cuộc họp thường niên giữa chính phủ hai nước từ vài năm trước, phía Trung Quốc không ngừng đưa ra yêu cầu mua S-400. Nhưng tới năm 2012, Mátxcơva vẫn chưa đồng ý xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không này sang thị trường Trung Quốc. Cuối năm 2012, phía Nga lần đầu tiên trực tiếp biểu thị với phía Trung Quốc rằng họ đồng ý bán S-400 cho nước này.
Nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga cho biết hiện nay, hai bên tuy chưa kí kết hiệp định và hợp đồng chính thức, nhưng đàm phán liên quan đã được đưa vào nghị trình làm việc giữa Mátxcơva và Bắc Kinh. Phía Nga đã quyết định bán cho Trung Quốc hệ thống radar, hệ thống chỉ huy và hệ thống kiểm soát trang bị cho S-400. Việc S-400 sẽ được trang bị tên lửa gì sẽ trở thành trọng điểm đàm phán giữa hai bên từ nay về sau. Tuy nhiên, điều có thể khẳng định là Nga sẽ không bán cho Trung Quốc phiên bản S-400 sử dụng cho quân đội nước này mà sẽ là phiên bản dành cho xuất khẩu.
Theo giới thiệu của Almaz Antey, đơn vị sản xuất S-400, phiên bản S-400 dành cho xuất khẩu hiện nay bao gồm cả lựa chọn trang bị tên lửa đánh chặn có tầm bắn 380km. Tuy nhiên, liệu Nga có xuất khẩu loại tên lửa này cho Trung Quốc hay không, tới nay vẫn chưa có phương án cuối cùng.
Có cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa tin rằng trong chuyến thăm Nga, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao đổi ý kiến với Tổng thống Nga V. Putin về vấn đề mua bán vũ khí, bao gồm cả việc Trung Quốc muốn mua máy bay chiến đấu đa năng Su-35. Tuy nhiên, “Kanwa Defense Review” biết rằng hai nhà lãnh đạo này không đề cập tới chuyện mua sắm vũ khí cụ thể, đương nhiên cũng không ký bất cứ họp đồng lớn nào. Hiện nay, hợp đồng chính thức liên quan tới việc Nga bán cho Trung Quốc tàu ngầm lớp Lada và máy bay chiến đấu đa năng Su- 35 đang trong quá trình chuẩn bị. Hơn nữa, một số quan chức cao cấp có tiếng nói của Nga còn cho “Kanwa Defense Review biết rằng đàm phán sẽ phải tiến hành nhiều vòng, không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì mỗi một hợp đồng mua bán vũ khí trang bị lớn, phía dưới hợp đồng mẹ còn có một số hơp đồng con, thậm chí có thể phải phân giai đoạn ra để ký kết.
Tháp tùng ông Tập Cận Bình thăm Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn còn dẫn theo một đoàn đại biểu quân sự, cùng xuất phát từ Bắc Kinh, nhưng sau đó đã lưu lại Mátxcơva, không đi châu Phi. Tại Mátxcơva, Bộ Quốc phòng hai nước đã thảo luận vấn đề hợp tác quân sự, ổn định chiến lược (ảnh hưởng của hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia NMD của Mỹ) và diễn tập quân sự liên hợp. Tương tự, hai Bộ Quốc phòng đã không ký một hợp đồng cụ thể nào. Tuy nhiên, cuộc hội đàm đã xác định một số nội dung cụ thể về hợp tác quân sự. Bước tiếp theo, các cuộc đàm phán liên quan tới việc Máíxcơva bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh sẽ tiến vào giai đoạn đàm phán mang tính sự vụ và tham vấn kĩ thuật.
Tại sao Nga lại nới lỏng quyết định bán S-400 cho Trung Quốc? “Kanxva Defense Review ” cho rằng sở dĩ Nga thay đổi thái độ, ngoài việc xuất phát từ nhu cầu cần nhau về chính trị, nguyên nhân chủ yếu và Mỹ và Nhật Bản bắt tay thúc đẩy hơn nữa việc nghiến cứu về chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hành động này của Mỹ-Nhật đã kích thích thần kinh của Trung Quốc và Nga. Nhưng nghiên cứu về chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo được phát triển mạnh hơn dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe ở Nhật Bản với mục tiêu cuối cùng là chế tạo thành công tên lửa đánh chặn có tốc độ lên tới 6,5 km/giây cùng hệ thống thám trắc tương ứng có thể được bố trí ở Nhật Bản. Một khi điều này xảy ra, lực lượng tên lửa liên lục địa của Nga bố trí ở Tây Siberia rơi vào thế tương đối bị động. Do đó, Nga và Trung Quốc phải tăng cường tư vấn, hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa và quyết định bán S-400 cho Trung Quốc đã ra đời trong bối cảnh như vậy.
Trong một phát biểu sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Thứ trưởng Quốc phòng Nga A.Antonnov cho biết Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nga và Trung Quốc đã thảo luận vấn đề ổn định chiến lược. Phía Nga đã cho phía Trung Quốc thấy rằng một khi chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ hoàn thành, có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với ổn định chiến lược và phía Trung Quốc đã có ấn tượng sâu sắc về việc này.
Sau khi Mỹ tuyên bố hủy bỏ việc bố trí tên lửa đánh chặn ở Rumani, Nga và Trung Quốc rõ ràng đã lo lắng Nhật Bản sẽ tham gia chương trình nghiên cứu tên lửa SM3 Block II với Mỹ.
Đối với phía Trung Quốc, nguyên nhân cốt lõi nhất thúc đẩy nước này nỗ lực sở hữu S-400 là hy vọng lấy được công nghệ của Nga, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo động cơ tên lửa đất đối không tầm xa để cải tiến tên lửa đất đối không HQ9A do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. Loại tên lửa này chỉ có tầm bắn là 125km. Muốn nâng tầm bắn của tên lửa HQ9A lên trên 200km, Trung Quốc buộc phải thay động cơ mới và cải thiện công nghệ nạp đạn. Cả hai công nghệ này của HQ9 đều lạc hậu hơn so với hệ thống S-300 PMU 2 và S-400 của Nga. Chính vì thế, tầm bắn lên tới 380 km của S-400 đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không thể có ngay S-400 để tạo ra sức răn đe. Tầm bắn của S-400 xa hơn tầm bắn của hầu hết tên lửa của Mỹ bố trí ở các căn cứ ngoài khu vực phòng thủ của nước này.
Trong một bài viết liên quan đăng trên số ra vào tháng 6, tạp chí “Kanwa Defense Review nhận định Nga có thể sẽ nới lỏng việc bán S-400 cho Trung Quốc. Đó là bởi các chuyên gia Nga cho rằng công nghệ và tầm bắn của tên lửa đất đối không tầm xa HQ9/FD2000 do Trung Quốc chế tạo còn kém xa S-400. Hơn nữa, trong lĩnh vực động cơ hàng không, công nghệ hệ thống tên lửa đất đối không S-400…, Trung Quốc rất khó có thể làm nhái.
 

Lợi ích xã hội của khoa học nhân văn


Theo Le Monde Diplomatique Solange Chavel
Martha Nussbaum
 
Dạy các khoa học nhân văn có phải là một thứ chơi sang mà các xã hội chúng ta không còn có thể tự ban cho mình được nữa? Nữ triết học Mỹ Martha Nussbaum trả lời rằng ngược lại, trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu hóa về kinh tế, các khoa học nhân văn có một lợi ích xã hội và chính trị.
Trong cuốn sách Not for profit, Martha Nussbaum, nhà nữ triết học Mỹ trình bày, bàn biện hộ cho một quan niệm nhất định về giáo dục và các khoa học nhân văn dựa trên các tác phẩm về giáo dục đại học của bà như Upheavals of Thought (Oxford, Cambridge University Press, 1986) hay Cultivating Humanity (Cambridge, Harvard University Press, 1997). Nhưng lần này, trong Not for profit, bà sử dụng một giọng nói khác: kiên quyết, rõ ràng, sẵn sàng cho tranh luận công khai.
Một cuộc khủng hoảng của khoa học nhân văn?

Với tư cách này, cuốn sách nằm trong một bối cảnh của Hoa Kỳ vốn tràn ngập những tiểu luận và bài viết tranh luận về số phận của các khoa học nhân văn trong thời khủng hoảng kinh tế, trong khi hệ thống giáo dục, từ sơ đẳng cho đến cao học, đang chịu áp lực của đòi hỏi phải đem lại lợi ích. Trong rất nhiều ví dụ, có thể kể chẳng hạn Crisis on Campus của Mark C. Taylor (New York, A. Knopf, 2010), Why Choose the Liberal Arts? của Mark William Roche (Notre Dame, University of Notre Dame Press, 2010), hay Reforming Our Universities của David Horowitz (Washington, Regnery Publishing Inc., 2010).
Cuộc tranh luận có thể chia làm hai phe khá khác biệt: một bên là những người bào chữa cho một sự thay đổi của giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu khắc nghiệt của kinh tế và những đòi hỏi ngày càng tăng của cạnh tranh toàn cầu. Theo quan điểm của những người này, việc dạy các khoa học nhân văn nhiều lắm cũng chỉ là một thứ chơi sang, đẹp thì có đẹp đấy nhưng mà vô dụng, trong trường hợp tệ hơn thì là một thứ tự sướng tội lỗi. Phía bên kia, là những trạng sư của các khoa học nhân văn rất nhiều khi bị đẩy vào thế thủ, dù muốn dù không phải trở thành những kẻ bảo vệ một di sản truyền thống.
Ưu điểm lớn của công trình của Martha Nussbaum là ở chỗ bà trình bày một bản biện hộ cho các khoa học nhân văn mà không hề là một kiểu chống cự yếu ớt cho một thứ biệt đãi xã hội. Bà đối mặt trực tiếp với các thách thức đương đại chứ không hề bày tỏ nỗi tiếc nuối một thời huy hoàng giả định của các khoa học nhân văn: nhất là, không coi các khoa học nhân văn và các ngành nghệ thuật là một tài sản tiên nghiệm, bà không lùi bước trước nhiệm vụ minh chứng lợi ích xã hội và chính trị của chúng, và đã làm việc đó một cách thật tài năng.
Biện luận của Nussbaum được triển khai thành bảy chương ngắn được cấu trúc chung quanh sự đối lập giữa hai hình mẫu giáo dục điển hình. Một bên là giáo dục hướng đến lợi ích kinh tế (“education for profit” hay “education for economic growth”) trước hết nhằm trang bị cho học sinh và sinh viên một số lượng nhất định những năng lực sáng tạo kỹ thuật cho phép họ phát triển trong một thế giới cạnh tranh kinh tế toàn cầu hóa. Về phía khác là mẫu hình mà Nussbaum ủng hộ, của một nền giáo dục hướng đến dân chủ (“education for democracy”). Theo Nussbaum, một nền giáo dục chỉ hướng đến lợi nhuận sẽ triệt tiêu một cách chậm rãi nhưng chắc chắn những điều kiện cho phép các xã hội dân chủ có thể vận hành.
Tóm lại, biện luận của Nussbaum đi theo con đường sau đây: Nếu chúng ta gắn bó với các giá trị dân chủ, thì chúng ta phải đào tạo ra không chỉ những nhà kỹ thuật giỏi, mà còn là những con người nam và nữ có những khả năng phê phán và đồng cảm với tha nhân để có thể làm tròn vai trò công dân của mình. Sự đa dạng về văn hóa ngày càng tăng lên và toàn cầu hóa chỉ càng làm chúng ta cần những công dân có khả năng hiểu được những hoàn cảnh và những vấn đề được giải thích trong một khung khổ đạo đức và văn hóa khác. Mà, và đây là bước cuối trong biện luận của Nussbaum, những năng lực cần thiết ấy về tinh thần phê phán, sự cởi mở đồng cảm với tha nhân và hiểu biết về tính đa dạng của các nền văn hóa được phát triển chủ yếu bằng nghệ thuật và các khoa học nhân văn, hay đúng hơn bằng một cách thức thực hành nhất định các nghệ thuật và các khoa học nhân văn.
Sư phạm Socrate và trí tưởng tượng tự sự
Theo Nussbaum, nếu nghệ thuật và khoa học nhân văn là một bộ phận của câu trả lời cho việc duy trì một xã hội dân chủ, ấy là vì nó trả lời cho câu hỏi về việc hình thành các xúc cảm dân chủ. Như vậy câu hỏi dẫn đường của bà là: làm sao có thể dạy cho các cá nhân để họ không tìm kiếm sự thống trị và loại trừ, mà là sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau? Kiểu cảm xúc cần được giáo dục để một xã hội vận hành trên một nguyên lý không phải theo tôn ti mà bình đẳng là gì? “How do people become capable of respect and democratic equality? What makes them seek domination?” (“Làm sao để con người ta có thể trở thành có lòng tôn trọng (người khác) và dân chủ bình đẳng? Vì lẽ gì mà họ đi tìm kiếm sự thống trị? tr. 29). Như vậy Nussbaum dấn mình vào nhiệm vụ vạch rõ những dự tính tâm lý của mọi lý thuyết sư phạm. Lý thuyết của bà quay lại với ý tưởng nổi tiếng của Huntington về một “cuộc va chạm của các nền văn minh”. Nussbaum nói với chúng ta rằng, cuộc va chạm đó không chỉ là ở bên ngoài của các nền văn minh mà cả ở bên trong: nếu có một “clash”, thì nó là nội tại, “within”, ở trong cá nhân, và trong các nền dân chủ.
Giáo dục cần cố gắng đem đến cho sinh viên và học sinh những phương tiện để giải quyết cuộc va chạm ấy, nó đối kháng một bên là các thiên hướng tôn ti đưa đến gây hấn và loại trừ (tha nhân), với bên kia là các thiên hướng bình đẳng và cảm thông với người khác. Câu trả lời riêng của Nussbaum có cơ sở trên một lý thuyết đặc biệt về sự phát triển của các xúc cảm tìm thấy trong sự gây hấn một cách đáp trả riêng biệt trong việc giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương của chúng ta. Ở đây ta tìm thấy lại một chủ đề liên quan đến những tranh luận về care (sự quan tâm) và nhấn mạnh đến chiều kích mang tính chính trị rất lớn trong sự quan tâm đến các xúc cảm và đến tính dễ bị tổn thương (của con người).
Một luận đề thứ hai làm cơ sở cho ý tưởng của Nussbaum liên quan đến siêu đạo đức học: bà suy ngẫm về loại năng lực phải phát triển ở các cá nhân để họ có thể suy nghĩ một cách thích đáng về các vấn đề có tính chuẩn tắc phức tạp đặt ra đối với các công dân của các nền dân chủ đương đại. Bà nhấn mạnh rằng trí tưởng tượng, như là năng lực tự đặt mình vào vị trí của người khác, là rất thiết yếu trong các xã hội đa văn hóa: năng lực tưởng tượng ra số phận của người khác là điều rất căn bản đối với những ai ở vị trí phải bỏ phiếu hay quyết định về (số phận của) người khác. Điều đó lại càng quan trọng hơn trong một bối cảnh chính trị toàn cầu. “Citizens cannot relate well to the complex world around them by factual knowledge and logic alone” (“Những người công dân không thể gắn mình với xã hội phức hợp bao quanh mình chỉ nhờ có hiểu biết có tính sự kiện và tư duy lô gích”. tr 95). Những vấn đề chuẩn tắc không thể chỉ được giải quyết bằng cách viện đến lý lẽ, mà bằng một kiểu quan tâm nhất định đến các hoàn cảnh, buộc ta phải tự đặt mình vào vị trí của người khác: về mặt đó phải rèn luyện “the ability to think what it might be like to be in the shoes of a person different from oneself, to be an intelligent reader of that person’s story, and to understand the emotions and whishes and desires that someone so placed might have” (“năng lực nghĩ đến hệ quả điều đó sẽ gây ra ở vào vị trí của một người khác, năng lực làm một người đọc thông minh lịch sử của người ấy, hiểu được những xúc cảm, những ước vọng, những ham muốn của một con người bị đặt vào hoàn cảnh đó”, tr. 95-96). Coi nghệ thuật và các khoa học nhân văn là công cụ chính của sự phát triển trí tưởng tượng đồng cảm đó, hẳn là một cách nhìn rất lạc quan về tác dụng của chúng. Về mặt này, Nussbaum tán đồng Winnicot, người quan niệm “the role of arts in human life as, above all, that of nourishing and extending the capacity for empathy” (“vai trò của nghệ thuật trong đời sống của con người chủ yếu là nuôi dưỡng và phát triển năng lực đồng cảm” tr. 101). Như vậy, Nussbaum bảo vệ quan niệm về việc thực hành các nghệ thuật và các khoa học nhân văn, coi chúng là công cụ khai phóng và tri thức. Và một cách khiêm tốn hơn, có thể nhận thấy rằng “[k]nowledge is no guarantee of good behavior, but ignorance is a virtual guarantee of bad behavior” (“tri thức không đảm bảo cho một lối hành xử tốt, nhưng sự ngu muội hầu như là đảm bảo chắc chắn của hành vi tồi” tr. 81).
Cuối cùng có thể chỉ ra một luận đề quan trọng gắn với quan niệm đặc biệt về sư phạm theo đường hướng của Rousseau, Pestalozie, Dewey hay Rabindranath Tagore mà Nussbaum rất ủng hộ. Tất cả họ đều có một điểm chung là chủ trương giáo dục các khoa học nhân văn tiếp liền với giáo dục thực hành và nỗ lực giải quyết những nhiệm vụ hằng ngày.
Cải cách nghiên cứu và đòi hỏi tăng trưởng
Trong số những luận đề được thảo luận chi tiết, bà tập trung vào hai điểm quan trọng:
Trước hết, nhiều lần trong công trình của mình Nussbaum nhấn mạnh rằng ở Hoa Kỳ, các áp lực chống lại việc dạy các khoa học nhân văn là từ phía các nhà chính trị và các nhà cai trị, trong khi những người hỗ trợ tốt nhất cho các chương trình này là những cựu học sinh giàu có, tức những nhà tài trợ tư. Nói cách khác, một trong những sự bảo vệ có hiệu quả nhất cho các chương trình “giáo dục khai phóng” là tài trợ tư nhân, chống lại các chỉ đạo chính trị. Nussbaum chỉ ra rằng khi các nhà cai trị thúc giục phải đóng cửa hay thu hẹp các chương trình giáo dục khoa học nhân văn, thì sự chi viện lại đến từ những người học trò cũ vẫn nhớ những năm cao học thật hạnh phúc của họ “we go to wealthy alums whose educational values pretty well match our own since they are by and large alums who loved their undergraduate liberal education” (“Chúng tôi kêu gọi những cựu học sinh giàu có mà những giá trị sư phạm càng trùng khớp với các giá trị chúng tôi đề cao nhất là khi họ đặc biệt đánh giá cao chương trình giáo dục khai phóng họ đã được hưởng trong những năm đầu đại học” tr. 132). Tình hình này liên quan đến hai điểm đặc biệt của hệ thống giáo dục Mỹ: trước hết những năm đầu đại học (ở Mỹ) không được chuyên môn hóa, mà đòi hỏi sinh viên phải theo một chương trình rộng lớn gồm nhiều môn học, trong đó có các khoa học nhân văn. Sau nữa, việc thực hành công tác từ thiện và tài trợ tư nhân nói chung là một sự đặc trưng văn hóa Hoa Kỳ. Dù biết rõ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống Mỹ, bài học ở đây vẫn cung cấp cho ta một lối đi đáng quan tâm để suy nghĩ về một mẫu hình tốt (về quan hệ) giữa việc dạy các nghệ thuật và các khoa học nhân văn với xã hội.
Vấn đề thảo luận thứ hai là Nussbaum đề nghị phân tích áp lực phổ biến đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có một ”lợi ích”. Đặc biệt, mấy đoạn nói về những cải cách gần đây ở Anh (việc áp dụng Research Excellence Framework1 – xem tr. 127 và các tr. tiếp theo), trong đó đặt các khoa học nhân văn vào một khuôn khổ đối nghịch với nó: đặc biệt, bà nhấn mạnh rằng hệ thống tài trợ cho nghiên cứu theo dự án, nếu có vận hành như được đối với các ngành khoa học (tự nhiên) thì lại chẳng có mấy ý nghĩa đối với các khoa học nhân văn. Bà cũng nhận xét rằng cuộc cải cách ấy được tiến hành theo một tinh thần nói chung là đầy hoài nghi đối với các khoa học nhân văn, chỉ nhìn thấy ở đấy trước hết là những trò tô điểm vô dụng.
Rất đáng chú ý là phản ứng của Nussbaum không chỉ dừng ở phê phán đó. Hoàn toàn ngược lại, bà đề xuất một câu trả lời xây dựng và năng động để đưa các khoa học nhân văn ra khỏi vị thế chỉ có than thở của chúng. Không chối bỏ toàn bộ vấn đề lợi ích của giáo dục, nhưng theo Nussbaum phải làm cho đạt đến được tư duy coi “lợi ích” của giáo dục không thu hẹp ở hiệu quả tăng trưởng kinh tế, mà là ở chỗ làm tăng trưởng cái xã hội tạo ra tăng trưởng ấy.
Bị thúc ép bởi một đòi hỏi lợi ích và tìm kiếm tăng trưởng đầy lo âu, những người bảo vệ các khoa học nhân văn có nhiều việc để làm hơn là chối từ toàn bộ vấn đề, tự đóng mình lại trong một tư thế cố thủ: trái lại họ có thể nắm lấy cơ hội để tái định nghĩa và mở rộng điều được coi là tăng trưởng, lợi ích và tiến bộ xã hội. Đương nhiên, để có thể đứng ngang tầm của cuộc chơi. Một chương trình đầy tham vọng và hấp dẫn.
NGUYÊN NGỌC dịch
—————–
1 Research Excellence Framework là một chương trình được khởi xướng ở Anh năm 2008, tiếp theo chương trình Research Assesssement Exercice, nhằm tài trợ cho những “nghiên cứu ưu tú” ở các trường đại học. Nussbaum cho rằng các chương trình này chủ yếu nhằm vào “impact” (tác động) kinh tế, chỉ coi các khoa học nhân văn là một thứ trang trí hoa hòe.
Ở Pháp cũng có kiểu đầu tư nghiên cứu khoa học này theo hình thức gọi là Labex (viết tắt của Laboratoire d’Excellence – Phòng nghiên cứu Ưu tú).
Trong các dòng tiếp theo, Nussbaum nhắc đến yêu cầu giáo của các “Chương trình ưu tú” phải có được “impact” (tác động), và impact thì phải “đo lường” được, trong khi impact về kinh tế thì dễ đo lường, còn ảnh hưởng của các khoa học nhân văn lại khó đo lường được một cách cụ thể và tức thì, mà thấm sâu và lâu dài vào tận nền tảng của con người và xã hội. Ở đoạn trên khi bà nói về tài trợ (cho các chương trình giáo dục các khoa học nhân văn) đến từ các cựu sinh viên giàu có nhớ lại những năm hạnh phúc khi họ được hưởng chương trình ấy ở đại học, tư tưởng này dược chứng minh một cách thú vị (ND)
Không có nghĩa là các ngành nhân văn cứ điềm nhiên tọa thị
Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu hóa về kinh tế, các khoa học nhân văn có một lợi ích xã hội và chính trị. Biện luận này của Nussbaum dựa trên niềm tin rằng “nếu chúng ta gắn bó với các giá trị dân chủ, thì chúng ta phải đào tạo ra không chỉ những nhà kỹ thuật giỏi, mà còn là những con người nam và nữ có những khả năng phê phán và đồng cảm với tha nhân để có thể làm tròn vai trò công dân của mình”.
Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này, nhưng không có nghĩa là các ngành nhân văn cứ việc điềm nhiên tọa thị, ung dung với cách làm hiện nay. Ngược lại, các ngành nhân văn phải bước ra khỏi tháp ngà và gắn chặt với đời sống hiện đại, với những vấn đề nó đặt ra và sử dụng những phương pháp và công cụ quen thuộc của nó (toán học, công nghệ thông tin vv). Một ví dụ rõ ràng: ở Mỹ trong khi đa số các trường đại học mang tính hàn lâm hiện nay ngày càng có xu hướng thu hẹp các ngành nhân văn, thì ở ĐH Stanford, một đại học tư nổi tiếng về các ngành công nghệ và khoa học ứng dụng, lại bỏ rất nhiều tiền và công sức để đầu tư cho các ngành nhân văn và có một chương trình nghiên cứu độc đáo là digital humanities (ngành nhân văn kỹ thuật số). Họ cho rằng các kỹ sư của trường đào tạo ra gặt hái nhiều thành công là vì không chỉ giỏi công nghệ và khoa học tự nhiên mà còn rất giỏi về khoa học nhân văn.
Tuy nhiên, đó là với các ngành nhân văn ở Mỹ, còn ở Việt Nam các ngành nhân văn rất yếu kém trong việc hình thành tư duy cho người học, vì chỉ đào tạo theo lối học vẹt, nói theo người trên, chưa kể có những giảng viên dạy những điều vô bổ. Với tư duy học vẹt như vậy, những con người được đào tạo ra không chỉ đóng góp thấp về hiệu quả kinh tế cho xã hội, mà đóng góp hiệu quả tinh thần cũng sẽ hoàn toàn là số không nếu không phải là số âm! Do đó, từ quan điểm của Nussbaum về giá trị của các ngành nhân văn trong việc đào tạo ra những con người có tư duy phê phán và năng lực đồng cảm, chúng ta càng thấy rằng các ngành nhân văn ở Việt Nam đang đứng trước đòi hỏi cải cách vô cùng cấp bách.
Vũ Thị Phương Anh

Lợi ích cho ai, và làm gì cho có lợi ích thật sự?

Bài dịch “Lợi ích xã hội của khoa học nhân văn” đăng vào dịp này có lẽ là đúng dịp. Cho phép tôi lấy thí dụ từ hai trường hợp, đều là những người quen.
Trường hợp thứ nhất là một cô giáo, một đồng nghiệp ở Hà Nội. Cô đi Pháp làm luận án tiến sĩ văn chương. Năm ngoái, sau nửa năm ở Pháp, cô viết thư cho tôi khoe rằng “Em đã có một quyết định quan trọng, là bỏ tiền riêng đi học Triết học, theo một chương trình ba năm – lý do: càng học thì càng thấy rằng sau nhiều năm được đào luyện ở nước mình, gần như cái gì em cũng biết, trừ triết học”. Lẽ dĩ nhiên, với một người tự học, một phần tư thế kỷ trong một nhóm dịch thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi, và chủ yếu là dịch thuê tài liệu Triết học, có khi tiêu hết nhuận bút mới lĩnh chỉ để có dịp ngồi cùng nhau tìm cho ra khái niệm thực sự gửi trong một thuật ngữ mới… dĩ nhiên là tôi thông cảm được với quyết định can đảm và thông minh ấy.
Trường hợp thứ hai là tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy. Chị từ Hà Nội đi làm tiến sĩ ở Pháp theo một đề tài văn học. Khi về nước, đóng góp đầu tiên và quan trọng của chị lại là một công trình dịch thuật về nhà triết học Deleuze. Trong thời hiện đại, đã nhúng vào triết học, lại nhúng vào trường hợp Deleuze, thì khó mà thoát thân. Triết học đem lại sự yên tĩnh cho con người, nhất hạng là khi con người ấy lại mang một tâm hồn cồng kềnh.
Khi Từ Huy chuyển vào Nam làm việc, tôi bảo chị: “Rồi lại trở về đất Bắc cho mà coi”. Buột miệng nói thế, có lẽ vì trong đáy sâu tiềm thức, tôi chợt thấy trỗi dậy cái nhận xét hóm hỉnh của Ilya Ehrenbourg trong bộ hồi ức đồ sộ Les Années et les hommes” của ông. Ehrenbourg viết đại ý ngẫm mà coi, ở miền Bắc của Tây Ban Nha, ta có những con người trầm tư, thế rồi vượt dãy Pyrénées lên miền Nam nước Pháp, ta đã bắt gặp những con người vui tươi vô lo vô lự như Tartarin. Và khi ở miền Bắc nước Pháp ta có những Montaigne, thì vượt sông Rhin lên miền Nam nước Đức, ta đã lại bắt gặp chàng Ulenspiegel rồi …
Dĩ nhiên là tôi bị Từ Huy phản đối. Chứng cớ là chị vẫn đang nhúng vào Triết học ở chốn phương Nam và gần gũi với nhà triết học họ Bùi đầy trầm tư ở Nam phương đương thời. Và tôi bỗng ngộ ra một điều rằng, nhìn kỹ vào cái xứ sở này, chẳng cứ miền nào, Triết học và các môn Nhân văn khác hình như chỉ mới mang lại lợi ích cho những người vừa viết tiểu luận vừa hớn hở như con trẻ, vả nhiều khi lại vừa viết tiểu luận vừa “nắm tay day môi” và lởn vởn trong đầu họ là những tai ương.
Một cách học Triết học và các môn Nhân văn khiến cho vài năm gần đây hình như chỉ còn dưới 2% thí sinh chọn các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn. Quả thật, nếu học các ngành đó chỉ để có bộ mặt hớn hở hoặc chỉ có những tai ương, thì học làm gì? Học như thế thì có lợi cho ai?
Có người đổ tội cho việc nội dung chương trình chỉ có học thuyết Marx. Tôi nghĩ khác. Nội dung chương trình chỉ có học thuyết Marx cũng được. Vấn đề là cách học. Học hồn nhiên, tìm căn nguyên cội nguồn của từng khái niệm, phản biện tự do mà không bị trù dập, thì học thuyết nào làm chủ đạo trong nhà trường cũng được. Không kể Giordano Bruno lên dàn thiêu, thời Trung Cổ vẫn có Gallilée và Copernic đấy chứ?
Phạm Toàn

Bài học tranh chấp chủ quyền quần đảo Malvinas-Falkland giữa Argentina và Anh

Ngô Khôn Trí

Bản đồ vị trí khu vực quần đảo tranh chấp giữa Anh và Argentina
Ngày 26/3/2013 vừa qua, chính phủ Argentina đã kêu gọi chính phủ Anh cùng ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề chủ quyền quần đảo Malvinas mà phía Anh gọi là quần đảo Falkland. Nhưng chính phủ Anh đã từ chối viện lý do là 98,8% người dân sống trên quần đảo tranh chấp này mong muốn duy trì quy chế là vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh, căn cứ theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 12/3/2013 .
Argentina tuyên bố rằng: “ Trước đây nước Anh đã vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc yêu cầu Anh và Argentina đàm phán đối với quần đảo tranh chấp và Argentina không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý của dân chúng trên đảo Malvinas vì trước đây Anh đã trục xuất người Argentina ra khỏi đảo đó”.
Để có được một nhận định đúng về tranh chấp giữa 2 nước, cần xem lại những diễn biến quan trọng trong lịch sử của quần đảo Malvinas – Falkland này .
Malvinas-Falkland là quần đảo nằm ở Nam Đại Tây Dương, có diện tích 12 173 cây số vuông, cách bờ biển Argentina chỉ có 483 km nhưng cách nước Anh tới 12 734 km, dân số chỉ có 2841 người (2012). Ngoài những hoạt động truyền thống về khai thác than, đánh bắt cá, cảng biển, những giếng dầu phong phú trong vùng là tài nguyên to lớn không chỉ giúp phát triển kinh tế cho người dân trên đảo mà còn cho cả nước Anh. Ước đoán trữ lượng của khu vực lên tới 3,5 tỷ thùng dầu và trị giá khoảng 35 tỷ USD.
Nguyên thủy, đó là những hòn đảo hoang vắng, người Patagonian Indians đã đến đầu tiên bằng những chiếc xuồng (canoe). Vì nằm trên vị trí có nhiều tàu bè qua lại nên các hòn đảo này đã bị chiếm đóng bởi Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Argentina.
Năm 1501, nhà mạo hiểm Tây Ban Nha, Amerigo Vespucci khi du hành vòng quanh vùng Nam Đại Tây Dương, đã quan sát các hải đảo này, nhưng ông ta không đặt tên cho chúng. Năm 1520, các thủy thủ của đoàn thám hiểm Magallan gọi các đảo đó là “Islas de Sansón y de los Patos” (“Islands of Samson and the Ducks”).
Năm 1690, thuyền trưởng người Anh, John Strong đã đến 1 eo biển nằm giữa các hòn đảo chính và đặt tên là “Falkland Sound”.
Năm 1764, nhà thám hiểm Pháp, Đô đốc Louis Antoine de Bougainville đã chiếm làm thuộc địa đầu tiên, đặt tên là Port St. Louis, ông là người Pháp đầu tiên đi vòng quanh thế giới trong thế kỷ 18.
Năm 1765, John Byron, người Anh, không biết sự hiện diện của Pháp nên đã khai thác phía tây của quần đảo, chiếm làm thuộc địa năm 1766 và đặt tên là Port Egmont.
Năm 1767, Pháp đã bán các quần đảo thuộc địa choTây Ban Nha với giá 603000 livres. Bougainville dùng số tiền đó để sửa chữa tàu và mua đồ dự phòng cho chuyến du hành vòng quanh thế giới.
Năm 1770, Tây Ban Nha đã dùng vũ lực tấn công Port Egmont, trục xuất cư dân Anh ra khỏi đảo. Việc này đã đưa 2 nước đến bên cạnh hố chiến tranh. Nhưng sau đó, Anh trở lại nhờ 1 hiệp ước hòa bình.
Năm 1774, vì áp lực kinh tế do bởi Chiến tranh Độc lập của Mỹ (1775-1783), Anh đơn phương quyết định rút khỏi các thuộc địa. Từ đó Tây Ban Nha bảo quản nhưng sau đó bỏ đi vào năm 1811.
Năm 1828, Argentina thành lập thuộc địa dùng làm nơi giam giữ tội nhân.Tháng 11 năm 1832 các tù nhân và hải tặc đã nổi loạn giết chết Thống đốc.
Căn cứ quân sự của Anh tại đảo Malvinas-Falkland
Căn cứ quân sự của Anh tại đảo Malvinas-Falkland
Tháng giêng năm 1833, lực lượng Anh trở lại, đưa dân của mình vào sinh sống và chiếm lấy làm căn cứ hải quân cho Hoàng gia Anh, sau đó biến thành 1 căn cứ chiến lược quan trong của Anh trong suốt 2 cuộc Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến.
Khi Anh trở lại, tại quốc hội Argentina, trưởng đảng Federal, ông Manuel Moreno đã đứng ra phản đối việc tái chiếm đóng của Anh. Từ đó trở đi cho đến năm 1849 việc tranh giành chủ quyền trở thành đề tài gây tranh cãi hàng năm trong quốc hội Argentina giữa 2 phái ôn hòa và hiếu chiến. Chính phủ Anh đã từ chối kháng nghị đầu tiên và làm ngơ không trả lời gì về các kháng nghị sau đó của chính phủ Argentina.
Vào năm 1850, một hiệp định thuộc địa, hay còn gọi là hiệp ước Arana-Southern, đồng ý khôi phục mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước, tuy không đề cập đến chủ quyền của các hải đảo nhưng trong bản đồ tài trợ (Sponsored map) chính thức có ghi nước Argentina bao gồm những hải đảo Mavinas/Falkland. Nhờ đó chính phủ Argentina đã không gởi thêm những kháng nghị nữa cho tới năm 1885.
Năm 1888, Argentina đưa ra đề nghị về chủ đề “trọng tài phân xử “ nhưng chính quyền Anh từ chối ngay. Khác với cuộc phản kháng của năm 1885, chính phủ Anh đã không thụ nhận bất cứ kháng nghị nào của Argentina nữa trong suốt thập niên 1940. Mặc dù các chính phủ kế tiếp của Argentina đều chính thức trình kháng nghị đến Vương quốc Anh. Chính phủ Argentina khai rằng đã gởi tất cà 27 kháng nghị cho chính phủ Anh và các cơ quan quốc tế nhưng không xác định rõ thời gian. Theo luật quốc tế , nếu giữa các kháng nghị có 1 khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu.
Sau Thế chiến thứ hai, đế quốc Anh suy yếu, các thuộc địa ở châu Á, châu Phi và vùng Caribbean giành lại được độc lập. Argentina nhận thấy đây là một cơ hội tốt để giành lại chủ quyền trên các quần đảo nên đã nêu rõ yêu sách của mình sau khi gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1945. Anh đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague (vào năm 1947, 1948 và 1955 ) để tìm sự giàn xếp. Thế nhưng, trên mỗi cơ hội đó Argentina đều từ chối.
Năm 1964, Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Anh và Argentina tiến hành các cuộc đàm phán hầu tìm kiếm một giải pháp hòa bình về vấn đề chủ quyền mà nó “mang ý nghĩa tinh thần “ (bearing in mind) cho các quy định và mục tiêu của nghị quyết 1514 (XV) của Đại hội đồng Liên hợp quốc và lợi ích của người dân sống trên quần đảo Malvinas/Falkland.
Một loạt các cuộc đàm phán giữa hai nước đã diễn ra trong suốt 17 năm tiếp theo cho đến năm 1981, nhưng cũng không đạt được một thỏa thuận nào về chủ quyền. Mặc dù đã có một số thành công trong việc thiết lập các quan hệ kinh tế và vận chuyển giữa các đảo và Argentina.
Sau khi ký kết thỏa thuận truyền thông, ngày 03 / 7/ 1971 Không quân Argentina đã phá hũy sự cô lập các đảo bằng cách mở đường hàng không với một chuyến bay đổ bộ từ Comodoro Rivadavia. Năm 1972, Anh đồng ý cho phép Argentina xây dựng một đường băng tạm thời gần thủ đô Stanley theo yêu cầu của phía Argentina. Ngày 15/ 11/ 1972 một đường băng tạm thời đã được khánh thành với sự xuất hiện đầu tiên của 1 máy bay chở hành khách Fokker F-27, có 2 chuyến bay trong 1 tuần. Các chuyến bay được nâng cấp vào năm 1978 bởi Fokker F-28 (máy bay phản lực) nhờ một sân bay cố định do chính phủ Anh tài trợ. Đường hàng không này là phương tiện duy nhất để liên lạc giữa các đảo với nhau. được duy trì cho đến khi xảy ra chiến tranh giữa 2 nước vào năm 1982. Công ty dầu khí YPF của Argentina thường xuyên chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho các hòn đảo này.
Trong khi đó, tại quốc hội Anh, chính phủ Anh hạn chế những vận động hành lang về việc trao trả chủ quyền lại cho Argentina. Bất kỳ biện pháp nào của Bộ Ngoại giao đề xuất về vấn đề chủ quyền đều bị kịch liệt lên án bởi 1 số người dân trên đảo (những người muốn ở lại với nước Anh). Vì thế chính phủ Anh duy trì vị trí tùy theo quyền tự quyết của ngưởi dân trên đảo. Thế nhưng Argentina thì không công nhận quyền tự quyết đó. Vì thế những cuộc đàm phán về vấn đề chủ quyền lại đi đến bế tắc.
Năm 1976, Argentina đưa 1 đội thám hiểm tới Nam Thule, một hòn đảo trong quần đảo Nam Sandwich mà tại thời điểm đó là một phần phụ thuộc quần đảo Falkland. Việc đổ bộ này đã được báo cáo về Anh vào năm 1978 nhưng chính phủ Anh tuyên bố bác bỏ ý định gửi một lực lượng Hải quân Hoàng gia đến để tháo dỡ các cơ sở Corbeta Uruguay của Argentina.
Vào năm 1977 đã xảy ra 1 cuộc đối đầu nghiêm trọng hơn khi Hải quân Argentina ngưng cung cấp nhiên liệu cho Sân bay Port Stanley và tuyên bố từ chối yêu cầu treo cờ Red Ensign của Anh khi bay vào vùng biển Malvinas. (Red Ensign hay Red Duster là lá cờ của hải quân Hoàng gia Anh). Anh cho rằng theo truyền thống, những chiếc tàu của nước ngoài khi đi vào vùng biển của một quốc gia khác phải treo cờ hàng hải của nước đó theo đúng trách nhiệm của mình. Chính phủ Anh nghi ngờ Argentina sẽ gởi thêm 1 đội thám hiểm nữa tới miền Nam Thule, nên Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, James Callaghan đã ra lệnh cho một tàu ngầm hạt nhân ( HMS Dreadnought) và 2 tàu khu trục (Alacrity và Phoebe ) tới Nam Đại Tây Dương, với vai trò chuẩn bị giao chiến nếu xảy ra một cuộc đụng độ với hải quân Argentina. Anh đã có dự định thiết lập một vùng ngăn chận xung quanh các đảo , Sự kiện này đã được giữ bí mật cho đến khi xảy ra những cuộc tranh luận ở quốc hội Anh trong lúc chiến tranh với Argentina bùng nổ vào năm 1982.
Năm 1982, Argentina rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng với những náo động trong dân chúng chống lại sự đàn áp của chính quyền quân sự độc tài. Ngày 19/3/1982, Argentina đưa 60 công nhân lên hòn đảo Nam Georgia (thuộc quần đảo Falkland). Họ tháo dỡ một trại săn cá voi bỏ hoang, sau đó dựng ngọn quốc kỳ của Argentina, chính thức thách thức chủ quyền với Anh. Chính phủ Anh công kích việc chiếm đóng phi pháp của Argentina và yêu cầu rút lui. Vào ngày 2 tháng 4 năm 1982, Tổng tư lệnh hải quân Argentina, Jorge Anaya đã kết hợp với lực lượng bộ binh, đưa 8000 quân lính và 20 chiến xa đổ bộ lên quần đảo Falkland, nắm quyền kiểm soát, lấy lý do là vì họ đã dành được độc lập, thoát khỏi nền cai trị của Tây Ban Nha từ năm 1816 và Tây Ban Nha đã để lại các quần đảo đó cho họ.
Hải quân Anh xuất trận
Hải quân Anh xuất trận
Chính phủ Anh lập tức cắt đứt quan hệ với Argentina và ra sắc lệnh trả đũa. Thủ tướng Anh đương thời là bà Margaret Thatcher (mệnh danh là Iron lady) đã ra lệnh cho 27 000 lính và 100 tầu chiến bao gồm tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm,… xuất trận.
Ngày 3 /4 /1982 Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết 502, yêu cầu quân đội Argentina rút ra khỏi quần đảo và 2 bên phải đi tìm 1 giải pháp ngoại giao. Nghị quyết 502 này được thông qua nhờ có 10 phiếu ủng hộ, 1 phiếu chống (Panama) và 4 nước không tham gia bỏ phiếu (Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan và Tây Ban Nha). Một nghị quyết khác kêu gọi ngưng chiến nhưng đã bị Mỹ và Anh từ chối. Cộng đồng Âu châu lên án sự xâm lược và dùng hình phạt kinh tế đối với Argentina. Mặc dù có 1 vài nước trong EC bảo lưu ý kiến về chính sách của Anh. Đan Mạch và Ái Nhĩ Lan là 2 nước không hợp tác. Pháp và Đức đình chỉ các hợp đồng quân sự với quân đội Argentina. Mỹ viện trợ rất nhiều cho Anh ngay từ đầu nhưng đã ủng hộ làm trung gian hòa giải. Thế nhưng, khi những cuộc đàm phán thất bại thì Mỹ công khai ủng hộ lập trường của Anh.
Quân đội Anh bắt đầu phản công vào ngày 23/04/1982. Chiến tranh diễn ra trên biển và trên không. Argentina được sự hỗ trợ của Peru, Libya và Brasil, đã sử dụng chiến đấu cơ A-40 Skyhawks (của Mỹ) và Mirage (của Pháp) đánh chìm 3 chiến hạm Sheffield, Coventry và SirGalahad của Anh. Thế nhưng, nhờ ưu thế về quân lực nên sau 72 ngày giao chiến, cuối cùng ngày 14/6/1982, Anh bao vây và Argentina đầu hàng. Phía Anh có 225 lính tử vong, 3 cư dân chết 777 người bị thương và 59 tù binh. Phía Argentina có 649 lính tử vong, 1068 người bị thương và 11 313 bị bắt làm tù binh.
Quân đội Anh tại đảo Falkland
Quân đội Anh tại đảo Falkland
Kể từ 1/1/1983 chính phủ Anh trục xuất quân đội Argentina ra khỏi quần đảo và không cho phép người Argentina trở lại, số dân còn lại bị ép phải nhập quốc tịch Anh.
Quan hệ ngoại giao giữa 2 nước được nối lại vào năm 1990. Năm 2007 Argentina lại lên tiếng đỏi chủ quyền trên quần đảo Malvinas-Falkland, yêu cầu Anh trở lại bàn hội nghị nhưng Anh tiếp tục làm ngơ. Đến năm 2009, Thủ tướng Anh, Gordon Brown gặp Nữ Tổng thống Argentina, Cristina Fernandez de Kirchner, nói thẳng thừng rằng sẽ không có cuộc nói chuyện về chủ quyền của quần đảo Falkland nữa, không còn vấn đề gì tồn tại cần giải quyết cả.
Một cuộc trưng cầu dân ý trên đảo Falkland đã được tổ chức vào ngày 10 và 11/3/2013. với kết quả là 99.8% của 3000 dân trên đảo đã đồng ý ở lại dưới sự thống trị của nước Anh. Argentina cương quyết phủ nhận quyền tự quyết này của người dân trên đảo và nói rằng : Từ năm 1833, chính phủ Anh đã dùng vũ lực trục xuất người Argentina ra khỏi đảo rồi sau đó ngăn cản không cho họ trở lại. Argentina chỉ thừa nhận chính phủ Anh là đối tác hợp pháp trong đàm phán.
Ngày 18/3/2013, Nữ Tổng thống Argentina Cristina Kirchner yêu cầu Tân giáo hoàng Francis gốc Argentina đứng ra làm trung gian để giải quyết tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Malvinas/Falkland giữa Argentina và Anh.
Quân đội Argentina đầu hàng
Quân đội Argentina đầu hàng
Mặc dù quần đảo Malvinas-Falkland nằm trong thềm lục địa của Argentia tuân theo Hiệp ước Liên hiệp quốc về thềm lục địa( năm 1958) và chính phủ hiện nay của Argentina nỗ lực tìm mọi phương cách để buộc Anh ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp nhưng London vẫn làm ngơ. Việc đấu tranh giành lại chủ quyền của Argentina ngày càng trở lên khó khăn, gần như đi đến tuyệt vọng (Anh đã chiếm đoạt trên 180 năm). Đó là hậu quả của những việc làm thiếu sáng suốt, thiếu nhẫn nại và thiếu tầm nhìn xa của các chính phủ trước đây của Argentina.
Việc Anh làm ngơ không nhận kháng nghị của Argentina (cách hành xử của nước lớn) và sự giới hạn (bất lực) của Liên Hiệp Quốc cho thấy tư thế thấp kém của Argentina. Đáng lý ra, Argentina cần phải nhẫn nại, khiêm tốn hơn, chờ thời. Thế nhưng, Argentia đã không chịu nhẫn nhịn, từng bước tranh thủ quyền đối thoại khi Anh đề nghị đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague (vào năm 1947, 1948 và 1955).
Khi có được trong tay bản đồ tài trợ (Sponsored map) chính thức có ghi nước Argentina bao gồm những hải đảo Malvinas/Falkland, đã không gởi thêm những kháng nghị để củng cố và nâng vị thế của mình lên, đã không biết tận dụng những cơ hội để duy trì và tăng dân số của mình trên các đảo khi mở các chuyến bay đến các đảo.
Argentian đã không nỗ lực tranh thủ quan hệ ngoại giao tốt với các nước có mâu thuẫn với Anh, nhất là các thành phần tiến bộ trong quốc hội Anh cũng như trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ việc trao trả lại thuộc đia.
Argentina đã không biết khiêm tốn, không đánh giá đúng sức mạnh của mình, chỉ vì muốn giải quyết sự mất đoàn kết trong nội bộ giữa 1 bên ôn hòa tiến bộ và 1 bên háu chiến bảo thủ, tránh bị chỉ trích là hèn nhát khiếp nhược, nên đã quá khích đưa quân đổ bộ chiếm lại các hải đảo trong khi quân lực còn yếu kém và không có đồng minh mạnh. Một hành động thiếu sáng suốt, thiếu suy xét về hậu quả của thành phần lãnh đạo háu chiến, yêu nước cực đoan này đã tạo cơ hội cho Anh trục xuất tất cả người dân Argentina trên các đảo. Điều quan trọng là đã tạo cho Anh có lý do chính đáng để ở lại trên các đảo chiếm đóng, có thêm đồng minh và có thêm tiếng nói mạnh trong Liên Hiệp Quốc. Tất cả những tài liệu nói về cuộc chiến đều cho thấy Argentina hoàn toàn không thể thắng được Anh. Có báo cáo nói rằng: Nếu Anh bị thiệt hại nặng khi giao chiến với Argentina thì có khả năng Anh sẽ thả bom nguyên tử lên đảo tranh chấp.
Việc đấu tranh giành lại chủ quyền trên các hải đảo từ 1 nước lớn là 1 nhiệm vụ vô cùng khó khăn vì không tranh thủ được sự ủng hộ của các nước lớn khác, bản thân các nước lớn đều là những nước đang có vấn đề với các thuộc địa mà họ đã và đang chiếm đóng. Sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc cũng bị giới hạn vì mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ được thông qua với sự nhất trí của 5 nước thành viên cố định. ( Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) Chỉ cần 1 nước thành viên cố định bỏ phiếu chống thì nghị quyết của Hội đồng Bảo an coi như bị phủ quyết.
Khi điều kiện chưa thuận tiện, cần phải nhẫn nhịn chờ thời (chứ không phải khuất phục), tranh thủ thời cơ giành từng vị thế đối thoại, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tập trung phát triển kinh tế, đoàn kết mọi thành phần, quyết tâm dẹp tan những tệ nạn trong nước, nâng cao dân trí, đợi hoàn cảnh thuận lợi là phương sách tốt nhất hay chăng?
Montréal, ngày 3/4/2013