Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013
Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013
Quán triệt Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị
Đội ngũ chính trị viên của Trường Sĩ quan Chính trị là cán bộ của Đảng, của Quân đội, “là người chủ trì về chính trị”[1] ở các hệ, tiểu đoàn, đại đội trong toàn Trường, trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị; tổ chức, tuyên truyền, giáo dục đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường tới cán bộ, học viên, chiến sĩ trong đơn vị, góp phần quan trọng bảo đảm cho đơn vị luôn đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trong hệ thống phẩm chất, năng lực của người chính trị viên, thì phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống luôn được coi là cái gốc, cái nền tảng của người chính trị vên; luôn gắn với tài năng, là cơ sở để tài năng hình thành, phát triển và được trọng dụng. Cụ thể hoá Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 513 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương tiếp tục khẳng định: “Cán bộ được bổ nhiệm chính ủy, chính trị viên phải là những đồng chí đủ tiêu chuẩn, tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; có năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị; có tính Đảng và tính nguyên tắc cao, thực sự tiền phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết trong Đảng và đơn vị; có đủ điều kiện và tín nhiệm làm bí thư cấp ủy”[2].
Từ khi tái lập đến nay, Trường Sĩ quan Chính trị đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 51-NQ/TƯ ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong QĐND Việt Nam, Nghị quyết số 513-NQ/ĐUQSTW ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong QĐND Việt Nam, trực tiếp là Quy định số 85-QĐ/ĐUQSTW ngày 03/4/2006 của Thường vụ Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Quyết định số 771/QĐ-BQP ngày 04/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quy định số 1723/QĐ-CT ngày 01/12/2007 của Tổng cục Chính trị về ban hành chức danh, nhiệm vụ mối quan hệ công tác của chính uỷ, chính trị viên, chủ nhiệm chính trị; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cơ quan Chính trị các cấp trong Quân đội. Theo đó, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường rất chú trọng xây dựng đội ngũ chính uỷ, chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị đủ biên chế, có phẩm chất, năng lực toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong Nhà trường đều được tuyển chọn từ những nguồn được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực toàn diện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng; giỏi về công tác đảng, công tác chính trị, hiểu biết sâu sắc về quân sự, hậu cần, kỹ thuật, gần gũi với học viên, chiến sĩ, hết lòng thương yêu mọi người, được mọi người tín nhiệm; nhận thức sâu sắc vị trí “chủ trì về chính trị” đối với đơn vị, có nhiều cố gắng vươn lên trong nghiên cứu, quán triệt đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đánh giá tình hình, đề xuất những chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về toàn bộ các hoạt động của đơn vị, lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị giữ vững định hướng chính trị, thực hiện đúng đường lối chính trị của Đảng; cùng với cấp uỷ, người chỉ huy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Báo cáo Sơ kết thực hiện Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) ở Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị ngày 18/11/2013 đã chỉ rõ: “Hiện nay, tổng số cán bộ chính trị cấp hệ, tiểu đoàn, đại đội trong Nhà trường là 42 đ/c, trong đó 42/42 có trình độ đại học trở lên, số qua chiến đấu và phục vụ chiến đấu 03/42 = 7,14%; chính trị viên hệ, tiểu đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ 04/12 = 33,33%, hoàn thành khá nhiệm vụ 08/12 = 66,67%; chính trị viên, chính trị viên phó đại đội hoàn thành tốt nhiệm vụ 15/30 = 50%, hoàn thành khá nhiệm vụ 14/30 = 46,67%, hoàn thành nhiệm vụ 01/30 = 3,33%”[3].
Để góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513 của Quân uỷ Trung ương, yêu cầu xây dựng Quân đội, Nhà trường trong thời kỳ mới, nhằm tạo ra đội ngũ chính trị viên vừa có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng; vừa có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi - người thầy trực tiếp và gần gũi có khả năng quy tụ, lôi cuốn học viên thành phong trào học tập, rèn luyện, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực, góp phần “Xây dựng Quân đội nhân dân… cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu”[4]. Cùng với bồi dưỡng phẩm chất, năng lực toàn diện, Nhà trường rất chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.
Về bồi dưỡng phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là phẩm chất bao trùm xuyên suốt, yêu cầu quan trọng bậc nhất, là sự biểu hiện tập trung nhất và cao nhất của người chính trị viên trong quân đội, chi phối đến tư tưởng và toàn bộ quá trình hoạt động của chính trị viên. Với tư cách “là người chủ trì về chính trị”, chính trị viên các hệ, tiểu đoàn, đại đội ở Trường Sĩ quan Chính trị phải thực sự là người đại diện cho Đảng, người cán bộ lãnh đạo của Đảng trong quân đội, thực sự kiên định, vững vàng với đường lối chính trị của Đảng, quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng trong xây dựng đơn vị, dẫn dắt đơn vị đi theo đúng đường lối chính trị của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị kế hoạch của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường, cấp uỷ các cấp.
Trong xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho chính trị viên, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị - lòng trung tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân và Quân đội, suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng và được coi“Đó là điều chủ chốt nhất”[5]. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho chính trị viên các hệ, tiểu đoàn, đại đội ở Trường Sĩ quan Chính trị luôn được Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, để làm cho đội ngũ chính trị viên của Nhà trường đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ xây dựng đơn vị vữnh mạnh về chính trị trong tình hình mới, cũng như làm kiểu mẫu, người thầy hướng dẫn trực tiếp cho học viên về công tác đảng, công tác chính trị, đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho đội ngũ chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị phải toàn diện, song cần chú trọng bồi dưỡng, giáo dục làm cho đội ngũ này có trình độ hiểu biết sâu sắc, nắm vững những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, của Quân đội và Nhà trường, âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng, Quân đội ta của các thế lực thù địch… Qua đó, xây dựng, bồi dưỡng cho họ có kiến thức, năng lực toàn diện, nhạy bén, sắc sảo về chính trị, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tình cảm đúng đắn, niềm tin sâu sắc và trách nhiệm cao, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội, luôn đặt lợi ích của Đảng, Tổ quốc, nhân dân, Quân đội, Nhà trường và đơn vị lên trên lợi ích của bản thân; tích cực đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng bảo vệ Đảng, Nhà nước và Quân đội; có động cơ phấn đấu, rèn luyện tốt, có ý chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với đặc trưng bản chất của Quân đội ta “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, xứng đáng với truyền thống của Nhà trường “Trung thành, sáng tạo, đoàn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt”.
Về bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống
Là người chủ trì về chính trị, là “linh hồn”, “điểm tựa” tinh thần của cán bộ, học viên trong đơn vị. Trong đơn vị quản lý học viên chính trị viên trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, tổ chức, tuyên truyền đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, học viên; chính trị viên còn là hiện thân, là trung tâm đoàn kết, “làm người kiểu mẫu trong mọi việc”[6], gần gũi, lắng nghe ý kiến của cán bộ, học viên; tổ chức, giáo dục, xây dựng tinh thần đoàn kết thống nhất trong đơn vị góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao. Vì vậy, bên cạch phẩm chất chính trị tốt, năng lực chuyên môn giỏi, đòi hỏi người chính trị viên các hệ, tiểu đoàn, đại đội ở Trường Sĩ quan Chính trị phải thực sự mẫu mực về phẩm chất đạo đức, lối sống. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống cho chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị là trách nhiệm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường, các tổ chức lực lượng và bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng. Song, trước hết và quan trọng nhất là tự mỗi người chính trị viên phải tích cực học tập, công tác, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; ra sức rèn luyện lối sống trong sạch, lành mạnh, giản di, tiết kiệm, không tham nhũng, không đặc quyền, đặc lợi, không tham vọng cá nhân, không cơ hội, xu nịnh, bè phái, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện của đạo đức, lối sống thực dụng, sa đoạ, suy thoái, trái với bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
Về bồi dưỡng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần thương yêu học viên
Ý thức tổ chức kỷ luật, lòng nhân ái, tinh thần thương yêu học viên của chính trị viên ở Trường Sĩ quan Chính trị là điều kiện căn bản bảo đảm cho đơn vị luôn dân chủ, đoàn kết, kỷ luật, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Để đội ngũ chính trị viên ở Trường sĩ quan Chính trị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cùng với bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đội ngũ chính trị viên trong Nhà trường hơn ai hết phải là lực lượng thường xuyên đi đầu quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường; thương yêu con người, hoà mình với quần chúng. Đối với Tổ quốc chính trị viên phải tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân chính trị viên phải kính trọng, lễ phép, hết sức đoàn kết và giúp đỡ làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội; đối với cán bộ, học viên, chiến sĩ trong đơn vị chính trị viên phải gần gũi, “thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn.” [7] chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, đến sự tiến bộ của cán bộ, học viên, chiến sĩ; hết sức tạo điều kiện cho cán bộ, học viên, chiến sĩ trong đơn vị tiến bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện thiếu tôn trọng với học viên, quân phiệt, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa. Do vậy, bồi dưỡng ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần thương yêu học viên cho đội ngũ chính trị viên trong Nhà trường là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực góp phần hoàn thiện phẩm chất nhân cách người chính trị viên theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513 của Quân uỷ Trung ương và thực tiễn xây dựng Quân đội, Nhà trường ta hiện nay./.
[1] . BCHTW, Nghị quyết số 51-NQ/TƯ, ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Bộ Chính trị (khoá IX) về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong QĐND Việt Nam, Hà Nội.2005.
[2] . ĐUQSTW, Nghị quyết số 513-NQ/ĐUQSTW, ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương) lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong QĐND Việt nam, Hà Nội.2005.
[3] .Đảng uỷ Trường Sĩ quan Chính trị, Tài liệu sơ kết thực hiện Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá IX), Bắc Ninh 2013, tr.9
[4] . Đảng Cộng sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H.2011, tr.82.
[5] . Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2001, t9, tr. 285
[6] . Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2001, t5, tr. 393
[7] . Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2001, t5, tr. 392
Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013
Thỏa thuận đột phá hay sai lầm lịch sử
Tổng thống Obama phát biểu như thế tại Nhà Trắng
ngay sau khi đạt được thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Anh,
Pháp, Trung Quốc và Đức) được ký kết tại Geneva ngày 24/11, sau bốn ngày đàm
phán "marathon".
Thỏa thuận cùng thắng
Trước hết, cần khẳng định đây là thỏa thuận cùng
thắng của Nhóm P5+1 và Iran. Theo nội dung chính của thỏa thuận, Iran được phép
tiếp tục làm giàu uranium, nhưng phải ngừng toàn bộ hoạt động làm giàu uranium
trên 5% trong sáu tháng; làm "loãng" kho uranium từ mức độ 20% (gần mức sản xuất
vũ khí) xuống mức dưới 5%; không sản xuất và lắp đặt thêm máy ly tâm; ngừng quá
trình chạy thử lò phán ứng tại cơ sở Arak; và cho phép các chuyên gia của Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tới thanh sát thường xuyên.
Đồng thời, nhóm P5+1 sẽ thành lập Uỷ ban hỗn hợp
để làm việc với IAEA và giám sát việc thực thi thỏa thuận này, trong đó có quy
mô quân sự tiềm tàng trong chương trình hạt nhân Iran cũng như các hoạt động tại
cơ sở Parchin của Tehran. Như vậy, Iran vẫn giữ được quyền làm giàu uranium,
điều mà nước này cương quyết bảo vệ trong mọi cuộc đàm phán từ trước đến
nay.
Để đổi lại sự nhân nhượng từ phía Iran, Nhóm P5+1
sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt Iran có tổng giá trị khoảng 7 tỉ USD và sẽ
không áp đặt thêm bất cứ biện pháp trừng phạt mới nào liên quan tới chương trình
hạt nhân của nước này trong sáu tháng. Iran hy vọng đây sẽ là bước đầu tiên đi
đến chấm dứt toàn bộ các lệnh trừng phạt vốn đang làm nền kinh tế nước này bị
kiệt quệ.
Đối với Mỹ và phương Tây, thỏa thuận này sẽ giúp
kiểm soát chương trình hạt nhân của Tehran bằng biện pháp hoà bình mà không phải
sử dụng biện pháp quân sự chứa đầy rủi ro. Riêng với chính quyền Obama, việc ký
kết thỏa thuận hạt nhân sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Iran sau 35 năm
đóng băng, nhờ đó các công ty của Mỹ có thể đầu tư vào lĩnh vực dầu lửa nhiều
tiềm năng và các lĩnh vực kinh tế khác. Tại Trung Đông, Washington hy vọng sự
can dự tích cực với Tehran sẽ giúp giảm sự ủng hộ của Iran với các nhóm Hồi giáo
thân Iran và nhờ đó, giúp đem lại ổn định hơn cho Trung Đông cũng như an ninh
cho Israel.
Nhiều hoài nghi
Trong bối cảnh tiến trình hoà bình Trung Đông đang
gặp nhiều trắc trở, việc đạt được thỏa thuận hạt nhân của Iran, cũng như thỏa
thuận về Syria trước đó là một dấu hiệu tích cực. Các nhà lãnh đạo thế giới như
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, Trung
Quốc, Nga… đã hoan nghênh thỏa thuận có tính "đột phá" và "lịch sử" này.
Tuy nhiên, thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn còn chứa
đựng nhiều hoài nghi. Trong nội bộ Mỹ, nhiều thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ
và Cộng hoà đã lên tiếng phản đối. Nhiều nghị sĩ hai đảng đề nghị đưa thêm các
biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Iran vào phiên họp Quốc hội ngày 9/12
tới bởi họ nghi ngờ về các cam kết của Iran, cho rằng Iran sử dụng thỏa thuận để
"câu giờ".
Ngay tại Trung Đông, hai đồng minh chủ chốt của Mỹ
là Israel và Saudi Arabia lại cho rằng thỏa thuận này là "sai lầm lịch sử". Điều
họ lo ngại nhất là Iran vẫn "âm thầm" phát triển vũ khí hạt nhân, mở rộng ảnh
hưởng ra toàn khu vực Trung Đông và đe doạ sự tồn vong của họ trước sự bất lực
của cả Mỹ và phương Tây.
Còn với các thành viên P5+1 khác, mặc dù nhất trí
về các điều khoản trong thỏa thuận sơ bộ này nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi được
đặt ra, đáng chú ý nhất là tính chất mập mờ của từ ngữ trong thỏa thuận, để cho
các bên giữ được thể diện và "cùng thắng". Thực tế cho thấy thỏa thuận hạt nhân
của Iran mới chỉ là bước khởi đầu, và các bên sẽ xem xét lại trong 6 tháng tới.
Do đó còn rất nhiều việc để làm trên con đường đi tới một giải pháp toàn diện
cho vấn đề hạt nhân Iran.
Điều đáng lưu ý là thoả thuận đạt được chưa đầy
bốn tháng sau khi tân Tổng thống Iran Husan Rouhani cam kết thay đổi mối quan hệ
của Iran với thế giới sau khi nhậm chức. Xét từ bất kỳ góc độ nào, thỏa thuận
hạt nhân Iran là bước đi đột phá sau hàng chục năm bế tắc và là bước đi quan
trọng đầu tiên trên bước đường tiến tới việc thiết lập quan hệ mang tính xây
dựng giữa Iran và các cường quốc phương Tây sau 35 năm thù địch và căng thẳng.
Nguyễn Hoàng Nhật
Nguồn: http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BinhLuan/2013/11/F0450A8B7E0D0B32/ |
Chuyến thăm hóa giải căng thẳng Đông Á
(Toquoc)- Ông Biden sẽ nỗ lực hết sức nhằm kiềm chế các căng thẳng về mặt quân sự với Trung Quốc trong khi vẫn tìm cách hỗ trợ đồng minh Nhật Bản.
Ngày 2/12, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Tokyo, bắt đầu chuyến công du châu Á kéo dài một tuần nhằm tái khẳng định các cam kết của chính quyền Barack Obama đối với khu vực.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng khu vực đang gia tăng. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện đang vướng vào một cuộc tranh cãi liên quan đến hai hòn đảo nhỏ mà cả Tokyo và Bắc Kinh cùng tuyên bố chủ quyền. Các cuộc khẩu chiến càng trở nên căng thẳng và đe dọa châm ngòi đối đầu quân sự sau khi Trung Quốc vào ngày 23/11 tuyên bố thiết lập “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ), với ranh giới bao trùm cả các đảo đá tranh chấp.
Sứ mệnh của ông Biden sẽ là kiềm chế các căng thẳng về mặt quân sự với Trung Quốc trong khi vẫn tìm cách hỗ trợ đồng minh Nhật bản làm đối trọng với quốc gia ngày càng lớn mạnh này. Bên cạnh đó, chuyến thăm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc của ông Biden còn nhằm mục đích đập tan các chỉ trích cho rằng Mỹ đang “xao nhãng” châu Á do bị phân tâm bởi các diễn biến chính trị trong nước và tại khu vực Trung Đông.
Trước thềm chuyến thăm, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice khẳng định: “Tái cân bằng hướng trọng tâm vào châu Á Thái Bình Dương vẫn là nền tảng trong chính sách ngoại giao của chính quyền Obama”.
Với sứ mệnh đó, tại Tokyo, ông Biden hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về hàng loạt vấn đề, từ hợp tác song phương, thúc đẩy đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vùng biển Hoa Đông. Ông Biden sẽ trấn an Nhật Bản rằng liên minh quân sự Nhật – Mỹ, được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ trước, vẫn còn hiệu lực. Và có thể ông Biden sẽ một lần nữa tái khẳng định Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo đang là tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nằm trong phạm vi của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, ông Biden sẽ nỗ lực kiềm chế căng thẳng liên quan giữa Washington và Bắc Kinh trong các cuộc gặp dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.
Tại Seoul, sau cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Hàn Quốc về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, thúc đẩy buôn bán, ông Biden còn có bài phát biểu về quan hệ Mỹ-Hàn Quốc và an ninh bán đảo Triều Tiên tại Trường Đại học Yonsai.
Trong chặng dừng chân tại Bắc Kinh, Phó Tổng thống Joe Biden sẽ có các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Chủ tịch Lý Nguyên Triều và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Các cuộc gặp của ông Joe Biden với các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế, buôn bán, tiền tệ, bán đảo Triều Tiên, các điểm nóng của khu vực và thế giới.
Một quan chức chính quyền Tổng thống Obama giấu tên cho biết: “Điều quan trọng là Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định thông điệp nhấn mạnh chúng tôi đang và sẽ luôn hỗ trợ các đồng minh, và sẽ luôn có cơ hội để hai cường quốc như Mỹ và Trung Quốc cùng xây dựng một mối quan hệ kiểu mới trong thế kỷ 21 này”.
Mặc dù Washington tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh hải, song Mỹ từng nhiều lần thừa nhận quyền kiểm soát các hòn đảo tranh chấp là của Tokyo và nói rằng hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật có hiệu lực đối với khu vực này, thái độ được cho là nhằm phản ứng trước các nỗ lực của phía Trung Quốc trong việc thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Chuyên gia về châu Á Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một viện nghiên cứu chính sách, nói: “Tôi cho rằng Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều khẳ năng sẽ công khai tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với hiệp ước quốc phòng song phương và nhấn mạnh rằng các hòn đảo tranh chấp nằm trong phạm vi Điều 5 của hiệp ước này, theo đó, Mỹ thừa nhận quyền kiểm soát của Tokyo đối với khu vực và phản đối mọi hành động vi phạm quyền lợi này. Điều cần thiết là ông ấy sẽ phát biểu quan điểm này một cách công khai”.
Nhiều người cho rằng Phó Tổng thống Mỹ sẽ đưa ra các đề xuất để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4/12. Ông Biden có thể sẽ truyền tải thông điệp đến Trung Quốc rằng việc họ xác định ADIZ hoàn toàn không phải là một bước đi khôn ngoan và có thể kéo theo các hệ lụy không mong muốn, song các bên có thể tìm hướng giải quyết vấn đề này, và có một giải pháp đó là chỉ cần Trung Quốc không bắt các quốc gia phải tuân thủ tất cả các quy định khắt khe của vùng nhận dạng này.
Giới quan sát cho rằng, ông Biden sẽ vận dụng những kinh nghiệm và hiểu biết, cùng với mối quan hệ cá nhân sẵn có của ông với Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc chắc hẳn sẽ đánh giá nghiêm túc những nỗ lực và đề xuất của ông Biden. Trung Quốc có thể coi ông Biden là “người môi giới công bằng”.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Giả Khánh Quốc, Phó Giám đốc Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, một giải pháp ngay lập tức cho vấn đề ADIZ là khó khả thi. “Trung Quốc sẽ nói rằng hành động này của họ là hoàn toàn bình thường, cũng tương tự như của 20 quốc gia khác. Bởi vậy, tại sao người ta phải phản ứng gay gắt?”
Bất chấp những bế tắc về mặt quân sự, các quan chức Mỹ cho rằng sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Trung Quốc, hợp tác song phương Mỹ - Trung trong hàng loạt vấn đề từ biến đổi khí hậu cho tới tham vọng hạt nhân Bắc Triều Tiên ngày càng chặt chẽ.
Rõ ràng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ được giới truyền thông và học giả chú ý, khi cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ là đặc điểm chính trị nổi bất trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, hai bên sẽ nỗ lực để tìm ra những cách thức để hai cường quốc có thể xây dựng một kiểu quan hệ mới trong thế kỷ 21./.
Việt Nam-HRC: Sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế
(Toquoc)- Kết quả bỏ phiếu ghi nhận những thành tựu của Việt Nam, bác bỏ các tiêu chuẩn kép về dân chủ nhân quyền.
Sáng ngày 12/11/2013, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền (HRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Với 184/192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất và lần đầu tiên trở thành thành viên HRC.
Các nhân viên LHQ đi thu phiếu bầu 14 thành viên mới của HĐNQ (nguồn: TTXVN)
Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền là sự kiện quan trọng nhưng không bất ngờ. Kết quả bỏ phiếu ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, bình đẳng giới… Việt Nam không có sự kỳ thị sắc tộc và xung đột tôn giáo.
Một trong các quyền cao nhất là quyền kinh tế. Đời sống kinh tế của nhân dân gần đây gặp nhiều khó khăn hơn trước, nhưng người dân được tạo điều kiện để “tự cứu mình”. Một xã hội đang trở nên năng động hơn, vượt khó, không chịu để cái khó bó cái khôn.
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, đánh giá: “Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ và là một trong 6 quốc gia có những thành tựu đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo với tỷ lệ đói nghèo giảm còn 1/3. Năm 2002, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam là 29%, nhưng đến năm 2012 chỉ còn khoảng 10%. Việt Nam cũng có những thành tích tốt trong giáo dục cơ bản, chỉ số về y tế, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tôi nghĩ về tổng thể thành tích này rất đáng được ca ngợi và ghi nhận ở Liên Hợp Quốc cũng như toàn cầu”.
Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao là kết quả không thể bác bỏ của sự đúng đắn của đường lối đối nội, đối ngoại độc lập, tự chủ của Đàng và Nhà nước ta. Là sự xác tín cho các nguyên tắc của quốc gia.
Chúng ta đang chứng kiến thế giới sống trong một thời kỳ đầy khủng hoảng và biến động. Trong thời đại chiến tranh điện tử và chống khủng bố quốc tế, các cá nhân dường như mất quyền tự do tuyệt đối và chủ quyền quốc gia bị xâm phạm bởi các hoạt động chiến tranh mạng và nghe lén. Cả đến những giao dịch riêng tư như điện thoại và thư điện tử cũng bị kiểm soát.
Trong khi không ít quốc gia siết chặt kiểm soát Internet và truyền thông, Việt Nam là nước rộng mở cho việc truy cập internet và các mạng xã hội.
Trong nhiệm kỳ 3 năm sắp tới làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào công cuộc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị quyền con người trên phạm vi toàn thế giới, cũng như có điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế nhằm đảm bảo sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền của mỗi người dân Việt Nam.
Việc các nước như Cuba, Trung Quốc, Nga, Saudi Arabia, Việt Nam, Algeria..., cùng với Việt Nam, được bầu vào HRC là sự bác bỏ các tiêu chuẩn kép và những nỗ lực dai dẳng của các cường quốc phương Tây sử dụng HRC cho các mục đích chính trị. Cuộc bỏ phiếu lần này dường như cũng là câu trả lời trực tiếp của cộng đồng thế giới trước vụ phanh phui nghe lén của Mỹ đang lộng hành trên thế giới, đẩy ngọn cờ dân chủ nhân quyền cuả Mỹ vào thế hạ phong.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta tự thỏa mãn chủ quan rằng mọi việc ở Việt Nam đều đã tốt. Biết người đã khó, biết mình còn khó hơn. Mỗi tổ chức và cá nhân có trách nhiệm cần phải nỗ lực cố gắng không ngừng để cải thiện điều kiện sống tình thần của người dân. Xã hội cần có kỷ cương nhưng cũng chống lại sự lạm quyền. Ta tự tin hơn, đồng thời phải tiếp tục cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt hơn nữa các tôn chỉ mục đích nhân quyền mà Liên hợp quốc đề ra, cũng là những giá trị nhân bản không thể thiếu được./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)